Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 20/04/2024

Phục hồi du lịch: Giải quyết tình trạng “thiếu thầy, thiếu thợ” để bứt phát

TDVN 10:59 25/03/2022

Trong bối cảnh đại dịch đã và đang được kiểm soát và du lịch đang phục hồi, nhân lực du lịch đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao...

Đại dịch Covid-19 đã gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng cho ngành du lịch toàn cầu. Du lịch Việt Nam đang trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch với sự chung tay của nhà nước cũng như doanh nghiệp du lịch. Ngày 14 tháng 3 năm 2022, Văn phòng chính phủ đã ban hành thông báo về việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới và chính phủ ra nghị quyết về miễn thị thực cho công dân nhiều nước vào ngày 15 cùng tháng.

Trong bối cảnh đó, ngành du lịch trong nước đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực. Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong năm 2021, khoảng 1.550 cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề; cùng với khoảng 21.500 người lao động ngành du lịch phải tạm ngưng công việc, chiếm 34% tổng số lao động phục vụ trong khối cơ sở lưu trú, 11.600 lao động chấm dứt hợp đồng lao động khoảng, chiếm 18,3%. Trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước, tình trạng lao động ngành du lịch bỏ nghề để tìm công việc mới cũng diễn ra phổ biến.

--

Thực trạng này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết ngành du lịch về đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm phục hồi hoạt động của ngành. Bắt kịp xu thế đó, trong thời gian vừa qua đã có một số trung tâm, doanh nghiệp triển khai nhanh chóng các chương trình đào tạo ngắn hạn để hỗ trợ nhân sự mới tham gia vào ngành cũng như các nhân sự cũ quay trở lại ngành để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nhân lực du lịch.

Đặc biệt, trong khối đào tạo chính quy, một số cơ sở đào tạo chính quy, trình độ đại học cũng mở các khoa, ngành đào tạo lĩnh vực du lịch để cung cấp ngay nhân sự chất lượng cao cho ngành du lịch, đón thời điểm du lịch phục hồi hoàn toàn. Trường đại học Công Đoàn là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện mở khoa Du lịch, tiến hành đào tạo cử nhân ngành Du lịch (mã số 7810101) ngay trong năm 2022 với 120 chỉ tiêu tuyển sinh. Với chương trình đào tạo hiện đại và cập nhật, Khoa du lịch trường Đại học Công đoàn được kỳ vọng sẽ cùng với các cơ sở đào tạo khác trên cả nước đào tạo ra thế hệ nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, tạo tiền đề đề ngành du lịch Việt Nam phát triển bứt phá, nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch thế giới trong tương lai.

--

Trong đổi với phóng viên, PGS.TS Lê Văn Tấn, Phó trưởng Khoa Du lịch cho biết: Khoa Du lịch, trường Đại học Công đoàn mặc dù là khoa mới thành lập nhưng nhân sự của khoa lại là những cán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, giảng dạy; đã tham gia tư vấn chính sách, giải pháp và thực hiện các đề tài, dự án R&D cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trong cả nước được trường Đại học Công đoàn thu hút về từ nhiều trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy, Khoa tự tin sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo với trình độ tiên tiến, hiện đại, khả năng ứng dụng thực tiễn cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội.

Việc có thêm một trung tâm mới tham gia vào hoạt động động đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực góp phần giải quyết tình trạng “thiếu thầy, thiếu thợ” nguồn nhân lực cho ngành du lịch phục hồi và bứt phá.

Bảo Quyên - VietQ

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi du lịch: Giải quyết tình trạng “thiếu thầy, thiếu thợ” để bứt phát tại chuyên mục Dư địa chí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Dư địa chí