Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 29/03/2024

Hà Giang phát hiện 1.557 sản phẩm thực phẩm nhập lậu không có nhãn phụ

vietq 08:10 21/10/2022

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang vừa ngăn chặn trên 1.500 sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông qua địa bàn huyện Vị Xuyên.

Cụ thể, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Giang cho biết, Đội QLTT số 2 phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành khám phương tiện vận tải BKS: 34C- 005.58 do ông Đỗ Sắc Trơn địa chỉ: Khu 4, xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ điều khiển lưu thông trên Quốc lộ 2.

Qua kiểm tra Đoàn kiểm tra phát hiện phát hiện 1.557 sản phẩm thực phẩm gồm: Thịt tẩm ướp ăn liền; kẹo mút hoa quả; bột ớt; mì que; đậu xị; mì tôm trộn; mận sấy; trứng muối; hạt đậu Hà Lan sấy khô; gói gia vị lẩu. Toàn bộ trên bao bì sản phẩm có chữ nước ngoài, không có nhãn phụ.

Tại thời điểm khám ông Đỗ Sắc Trơn là chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ gì để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Sau khi kết thúc quá trình thẩm tra, xác minh và lập hồ sơ đối với hành vi kinh doanh hàng hóa (thực phẩm) nhập lậu.

Hà Giang phát hiện phát hiện 1.557 sản phẩm thực phẩm nhập lậu không có nhãn phụ. Ảnh: Cục QLTT Hà Giang

Đội trưởng Đội QLTT số 2 đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với ông Đỗ Sắc Trơn số tiền là 10.000.000 đồng về hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa (thực phẩm) nhập lậu có trị giá: 18.455.000 đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa (thực phẩm) nhập lậu trên theo quy định của pháp luật.

Liên quan tới hàng hóa không có nhãn phụ, theo Điều 9 của Nghị định số 89/2006/NĐ – CP quy định về nhãn hàng hóa như sau: Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc…

Xử phạt về hành vi không ghi nhãn phụ: Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không ghi nhãn theo quy định hoặc không có nhãn hoặc có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được toàn bộ hoặc một phần các nội dung trên nhãn hàng hóa hoặc có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệnh thông tin về hàng hóa sẽ bị xử lý vi phạm hành chính thì theo quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP mức xử phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;…” Nếu như hàng hóa bên bạn tổng giá trị là 25 triệu thì mức phạt tối đa sẽ là 2.000.000 đồng.

Bạn đang đọc bài viết Hà Giang phát hiện 1.557 sản phẩm thực phẩm nhập lậu không có nhãn phụ tại chuyên mục Dư địa chí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Dư địa chí