Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 04/05/2024

Những doanh nghiệp đối mặt với đáo hạn trái phiếu kinh doanh thế nào?

taichinhdoanhnghiep 14:51 09/04/2023

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) là những cái tên nằm trong top đầu phải trả nợ đáo hạ

Tuy nhiên, ngoài Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thì các doanh nghiệp còn lại tình hình kinh doanh trong năm vừa qua không mấy khả quan.

Trong năm 2023 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Novaland) là doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất đối với trái phiếu ngành Bất động sản với tổng số tiền lên đến 14.476 tỷ đồng. Tuy nhiên theo ghi nhận tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2022 của NovaLand không được khả quan.

Cơ cấu trái phiếu đáo hạn theo ngành trong năm 2023.

Cơ cấu trái phiếu đáo hạn theo ngành trong năm 2023.

Tính chung cả năm 2022, Novaland ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt gần 11.152 tỉ đồng, giảm 25% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 4.114 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 2.264 tỉ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Những tháng cuối năm 2022, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là những doanh nghiệp có liên quan tới phát hành trái phiếu, trong đó có Novaland, gặp rất nhiều khó khăn.

Từ đó đến nay, Novaland đã liên tục tái cấu trúc mạnh mẽ công ty thông qua tinh giảm nhân sự, cắt giảm chi phí, cơ cấu lại cổ phần, bán tài sản để ổn định hoạt động, mua lại trái phiếu... Trong cơn bão "trái phiếu" hồi cuối năm 2022, giá cổ phiếu NVL đã giảm sàn hàng chục phiên liên tục, từ mức giá hơn 90.000 đồng hồi đầu năm 2022, xuống chỉ còn hơn 13.000 đồng, mất tới hơn 80% giá trị.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank ) là doanh nghiệp có giá trị đáo hạn trái phiếu cao nhất trong nhóm ngành Tài chính- Ngân hàng với tổng số tiền 13.650 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh trong năm 2022 của VPBank kém hơn so với năm trước. Cụ thể quý cuối cùng của năm 2022 kém khả quan hơn so với 3 quý trước đó.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng do đó giảm từ 22,4% xuống còn 17,7%. Nợ xấu của VPBank hợp nhất (bao gồm công ty tài chính) là 4,73%.

So với doanh nghiệp trên thì tình hình kinh doanh của LienVietPostBank có khả quan hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với nợ trái phiếu trong năm 2023 phải đáo hạn là 9.900 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt 5.689 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 4.510 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2021.

Nhìn chung phần lớn các mảng kinh doanh của ngân hàng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là nguồn thu cốt lõi (thu nhập lãi thuần) và nguồn thu từ dịch vụ. Ngoài ra, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/thu nhập) của ngân hàng được cải thiện đáng kể, giảm từ 50,6% xuống 37,4%. Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 327.745 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cuối năm 2021. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,7% lên 235.506 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 19,8% lên 215.888 tỷ đồng.

Riêng trong quý 4, tiền gửi của khách hàng ghi nhận mức tăng tới 11,5%. Nợ xấu của LienVietPostBank tăng 563 tỷ đồng trong năm 2022, lên 3.426 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 1,37% lên 1,46%.

Ngoài ba doanh nghiệp trên thì những cái tên như Công ty Saigon Glory (7.000 tỷ đồng), và công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang (4.960 tỷ đồng) cũng là những doanh nghiệp nằm trong top những doanh nghiệp có số nợ trái phiếu cao nhất phải đáo hạn trong năm nay.

Trong năm 2023, ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp sẽ đạt khoảng 272.853 tỷ đồng tăng 76,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của ngành Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng, Khác lần lượt là 37,6%, 37,0% và 25,5%.

Bạn đang đọc bài viết Những doanh nghiệp đối mặt với đáo hạn trái phiếu kinh doanh thế nào? tại chuyên mục Tài chính ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tài chính ngân hàng