Mặc dù vậy, ngân hàng này vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 1.731 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) âm tới 13.050,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn dương 11.806,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, dòng tiền hoạt động đầu tư và tài chính cũng ghi nhận mức âm lần lượt là 265,8 tỷ đồng và 196,1 tỷ đồng.
Như vậy kết thúc quý 2/2022, dòng tiền thuần trong kỳ của TPBank âm tới 13.512,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn ghi nhận dương 12.520,8 tỷ đồng.
Dù dòng tiền âm hơn 13.500 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế của TPBank trong quý 2/2022 ghi nhận mức tăng trưởng tương đối khả quan với mức 1.731 tỷ đồng nhờ thu từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro.
So với cùng kỳ, hoạt động chính của TPBank tăng trưởng 20%, thu về 3.035 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.Các hoạt động ngoài lãi đều ghi nhận mức tăng trưởng khả quan só với cùng kỳ.
Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt gần 681 tỷ đồng, tăng đến 65%, chủ yếu nhờ thu hoạt động thanh toán gần 774 tỷ đồng, gấp 2.5 lần; Hoạt động kinh doanh ngoại hối thu lãi tăng 12%, đạt hơn 179 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay và vàng tăng 69%, đạt gần 403 tỷ đồng.
Đáng chú ý, lãi từ hoạt động khác đạt hơn 218 tỷ đồng, cao gấp 4 lần cùng kỳ nhờ thu từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn
Quý 2/2022, TPBank trích lập hơn 645 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng nhẹ 5%; Chi phí hoạt động tăng 42,4% lên mức 1.762,8 tỷ đồng. Do đó, Ngân hàng TPBank hàng báo lãi sau thuế hơn 1731,8 tỷ đồng tỷ đồng, tăng 36,5% so cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/06/2022, tổng tài sản TPBank đạt hơn 310.772 tỷ đồng tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 20% xuống còn 14.590 tỷ đồng, tiền gửi tại TCTD khác giảm 26% xuống mức 26.523 tỷ đồng, cho vay khách hàng chỉ tăng 7% lên 151.083 tỷ đồng,…
Về phần nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 12% so với đầu năm, lên mức 156.337 tỷ đồng; tiền gửi của các TCTD khác giảm 17% xuống còn 44.097 tỷ đồng,…
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tại thời điểm 30/6/2022 của TPBank là 1.285,4 tỷ đồng, tăng 128,6 tỷ đồng (tương đương tăng 11,1%) so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) giảm 20,4% xuống mức 406,2 tỷ đồng, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) giảm 23,4% lên mức 430,5 tỷ đồng. Đáng chý nợ nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn) tăng đến 50,8% lên mức 448,7 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của TPBank tăng từ 0,82% hồi đầu năm lên mức 0.85%.
Về lãi suất, đối với kỳ hạn 1 tháng đang được triển khai mức lãi suất tiết kiệm là 3,4%/năm. Còn tại kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng, TPBank huy động các mức lãi suất lần lượt là 3,6%/năm và 3,65%/năm.
Trường hợp khách hàng gửi tiền tại kỳ hạn 6 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn rõ rệt là 5,5%/năm. Trong khi với kỳ hạn 9 tháng và 364 ngày, lãi suất chung đang được TPBank ấn định là 5,9%/năm.
Lãi suất ngân hàng TPBank đang cùng quy định cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài như 18 tháng và 36 tháng là 6,2%/năm.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thành lập vào năm 2008. Đến năm 2018, TPBank được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã TPB.
Hiện ông Đỗ Minh Tú đang là chủ tịch HĐQT TPBank với hơn 93,8 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 5,93% cổ phần. Ngoài ra, một số thành viên gia đình ông Tú cũng đang sở hữu cổ phiếu của TPBank. Cụ thể, ông Đỗ Anh Tú (em trai) sở hữu hơn 58,6 triệu cổ phiếu, bà Trung Thị Ngọc Lâm hơn 1 triệu cổ phiếu.