Các nhà khoa học từ Đại học Monash, Australia (Úc) cho biết, phát hiện này mở ra những triển vọng mới trong việc ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh – một vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trên toàn cầu.
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy hai biến thể của một loại virus ăn vi khuẩn chưa từng được biết đến trước đây trong một tuyến đường thủy tại vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Melbourne. Các biến thể này, khi được tạo trong phòng thí nghiệm, đã chứng minh khả năng tiêu diệt các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thường gặp trong bệnh viện ở các mức độ khác nhau. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng kết quả này sẽ là tiền đề để tìm kiếm thêm nhiều biến thể virus trong tự nhiên với tiềm năng tiêu diệt siêu vi khuẩn.
Theo các nhà nghiên cứu siêu vi khuẩn - các chủng vi khuẩn hoặc mầm bệnh đã trở nên kháng thuốc kháng sinh, khiến chúng khó điều trị hơn nhiều đã được công nhận là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe toàn cầu. Phân tích này được coi là nghiên cứu đầu tiên theo dõi tác động toàn cầu của siêu vi khuẩn theo thời gian và ước tính những gì có thể xảy ra tiếp theo.
Gần đây các nhà nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng thuộc Đại học Princeton (Mỹ) cũng đã tìm ra một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Hợp chất này có tên là cloacaenodin, một chuỗi a xít amin do một loại vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacter tạo ra để phòng vệ. Trên thực tế, trong ruột có rất nhiều vi khuẩn và các vi khuẩn cũng phải cạnh tranh nhau để tồn tại. Chất cloacaenodin được vi khuẩn sử dụng để tấn công và tiêu diệt đối phương, theo tạp chí khoa học Scitech Daily (Mỹ).
Vi khuẩn kháng thuốc đang đe dọa sức khỏe toàn cầu. Ảnh minh họa |
Vì cloacaenodin là chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nên các nhà khoa học muốn sử dụng để chống lại siêu vi khuẩn kháng thuốc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn họ Enterobacter gây ra đang ngày càng có kháng thuốc kháng sinh. Do đó, loại vi khuẩn này được xem là mối đe dọa chính trong cuộc khủng hoảng kháng sinh.
Nói cách khác, các nhà khoa học ở Đại học Princeton đã dùng chất cloacaenodin của một loại vi khuẩn trong họ Enterobacter để tiêu diệt các loại vi khuẩn Enterobacter khác. Nhóm khoa học phát hiện chất cloacaenodin không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn Enterobacter có trong tự nhiên mà còn cả các loại Enterobacter kháng thuốc trong cơ thể bệnh nhân.
Thông tin về tình trạng kháng thuốc, các nhà nghiên cứu dựa trên xu hướng hiện tại đã sử dụng mô hình để ước tính số ca tử vong trực tiếp do vi khuẩn kháng thuốc, kết quả là tăng 67%, lên gần 2 triệu ca mỗi năm vào năm 2050. Theo mô hình, bệnh lý này cũng sẽ đóng vai trò trong việc tăng thêm 8,2 triệu ca tử vong mỗi năm tăng gần 75%.
Theo kịch bản này, vi khuẩn sẽ trực tiếp giết chết 39 triệu người trong 25 năm tới và góp phần gây ra tổng cộng 169 triệu ca tử vong. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra những kịch bản ít thảm khốc hơn. Nếu nỗ lực cải thiện việc chăm sóc các bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng và tiếp cận thuốc kháng khuẩn, thế giới có thể cứu sống 92 triệu người vào năm 2050 theo mô hình gợi ý.
Ngoài ra, đến năm 2050, kháng kháng sinh cũng góp phần gây 8,2 triệu ca tử vong hằng năm, tăng so với 4,71 triệu ca của năm 2021.
Nghiên cứu cũng phát hiện hàng triệu ca tử vong trên toàn cầu có thể được ngăn ngừa nhờ phòng ngừa nhiễm trùng tốt hơn và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cũng như việc tạo ra các loại kháng sinh mới.
"Những phát hiện trên nhấn mạnh rằng kháng kháng sinh đã là mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu trong nhiều thập kỷ và mối đe dọa này ngày càng tăng", ông Mohsen Naghavi, tác giả nghiên cứu và làm việc tại Viện Đo lường sức khỏe thuộc Đại học Washington (Mỹ), cho biết.
Nghiên cứu, có sự tham gia của hơn 500 nhà nghiên cứu trên thế giới, cũng phát hiện số ca tử vong do kháng kháng sinh giảm đáng kể ở trẻ dưới 5 tuổi, từ 488.000 xuống 193.000 trong giai đoạn 1990 - 2022. Con số này dự kiến sẽ giảm một nửa vào năm 2050. Tuy nhiên, số ca tử vong do siêu vi khuẩn kháng thuốc lại tăng ở tất cả các nhóm tuổi khác.
Theo đó, số ca tử vong do kháng kháng sinh trong số những người trên 70 tuổi đã tăng 80% trong 30 năm qua và dự kiến sẽ tăng 146% vào năm 2050, từ 512.353 ca lên 1,3 triệu ca. Xu hướng này phản ánh sự già hóa dân số nhanh chóng, trong đó người cao tuổi dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, hệ miễn dịch kém đi theo thời gian cũng khiến cho việc tiêm chủng ít hiệu quả hơn đối với người già.
Nghiên cứu dự đoán số ca tử vong liên quan đến kháng kháng sinh cao nhất trong tương lai xảy ra tại các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, cũng như các khu vực khác của Đông và Nam Á, khu vực châu Phi cận Sahara.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 25/9/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chiến lược nhằm làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, qua đó góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tỷ lệ các cơ sở khám, chữa bệnh cho động vật tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đạt ít nhất 10% vào năm 2025, 20% vào năm 2030. Vào năm 2025 thiết lập hệ thống giám sát quốc gia sử dụng và tiêu thụ kháng sinh ở người và động vật và tiếp tục mở rộng vào năm 2030.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược; phối hợp triển khai thực hiện các đề án trọng điểm của Chiến lược trên địa bàn. HĐND cấp tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của Chiến lược thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước.
Theo VietQ