Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Nếu bạn đang nghĩ tắm nước nóng tốt, diệt COVID – 19, cần xem lại ngay điều này

TDVN 10:37 15/03/2020

Nhiều người nghĩ tắm nước nóng càng lâu càng tốt, thậm chí mách nhau tắm nước nóng diệt được COVID – 19. Thói quen tắm nước nóng tốt cho sức khỏe nhưng ngược lại gây hại khi làm điều dưới đây.

Gần đây, trên mạng xã hội truyền nhau về việc tắm nước nóng diệt Covid-19. Thực tế, việc tắm nước nóng giúp mang lại cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc, tốt cho sức khỏe. Nhưng các chuyên gia cho rằng tắm nước nóng không đúng cách lại gây hại.

BS da liễu Đinh Doãn Thạch – Bệnh viện Da liễu Hà Nội cơ sở 2 cho rằng, tắm nước nóng tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiệt độ nước quá cao và tắm lâu dưới nước nóng gây hại cho da. Da bị giảm độ ẩm, chất dầu tự nhiên trên da bị loại bỏ khiến làn da trở nên khô, làm tăng nguy cơ dị ứng nhất là với những người da đã khô và có cơ địa bệnh chàm. Làn da khi đã bị tổn thương càng dễ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím khi ra ngoài trời.

Mọi người cần chú ý giới hạn thời gian tắm, chỉ nên tắm tối đa 15 phút hoặc ít hơn. Khi tắm nước nóng nên giảm dần độ nóng và chuyển sang tắm nước lạnh để làm săn da.

Theo BS. Nguyễn Thị Ly (Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC), tắm nước quá nóng thời gian dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vô sinh không chỉ từ nguyên nhân bệnh lý cơ thể mà còn từ thói quen không tốt, trong đó có thói quen tắm nước quá nóng. Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người bị hiếm muộn đều có 30 phút tắm dưới bồn nước nóng hoặc tiếp xúc với nhiều nguồn nóng khác nhau như từ máy tính, laptop…

Tắm nước quá nóng không tốt cho cơ thể.

Khi tắm nước nóng, nhiệt độ của nước cao hơn so với nhiệt độ cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của bìu và gây ra ảnh hưởng không tốt tới chức năng của tinh hoàn. Điều này gây cản trở quá trình sản sinh tinh cũng như chất lượng của tinh trùng bị suy giảm đáng kể. Nước nóng có thể làm hỏng tế bào tinh trùng do không tồn tại được ở nhiệt độ cao.

Tinh hoàn của nam giới chỉ hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 đến 4 độ C. Bởi vậy, nam giới cần hạn chế, phòng ngừa các việc làm khiến cho tinh trùng bị nóng như ăn thực phẩm cay nóng, hút thuốc hay tắm nước quá nóng… Ngoài việc làm giảm chất lượng tinh trùng, tắm nước quá nóng còn gây rối loạn cương dương ở nam giới.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mọi người cần chú ý không nên tắm ở nhiệt độ quá cao, càng không nên ngâm mình lâu trong nước nóng. Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 35-38 độ C tương đương với nhiệt độ cơ thể. Thời gian ngắn không sao, lâu dài thói quen tắm nước nóng sẽ ảnh hưởng.

Tắm nước quá nóng còn có thể gây ra sự thay đổi đột ngột trong huyết áp. Nhiệt độc nước quá cao có thể gây giãn mạch đòi hỏi tim làm việc nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể gây ảnh hưởng cho những người có vấn đề về tim mạch. Đặc biệt với những người sau khi uống rượu, say rượu càng nguy hiểm hơn.

Về thông tin tắm nước nóng sẽ diệt được Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định, tắm nước nóng sẽ không giúp bạn ngăn ngừa COVID- 19. Nhiệt độ cơ thể của người bình thường luôn duy trì trong khoảng 36,5°C đến 37°C, bất kể nhiệt độ bên ngoài. Bất kể nhiệt độ trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen của bạn là bao nhiêu, cơ thể của bạn vẫn duy trì nhiệt độ đó trước, trong và sau khi tắm. Ngược lại, tắm nước cực nóng còn gây hại, thậm chí khiến bạn bị bỏng.

Cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân trước COVID - 19 là thường xuyên làm sạch tay xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô có cồn. Khi ra ngoài đường mọi người cần đeo khẩu trang, hạn chế nơi đông người, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Link gốc : http://giadinh.net.vn/song-khoe/neu-ban-dang-nghi-tam-nuoc-nong-tot-diet-covid-19-can-xem-lai-ngay-dieu-nay-20200314151304566.htm

Bạn đang đọc bài viết Nếu bạn đang nghĩ tắm nước nóng tốt, diệt COVID – 19, cần xem lại ngay điều này tại chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng
Sáng 14/3, phát hiện ca bệnh thứ 48 tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 31 tuổi, trú tại phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân ngồi chung xe ô tô với ca 45 và cùng đi tiếp xúc với ca số 34.