và các đơn vị liên quan trong việc lựa chọn tư vấn thẩm định giá trị Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Mobifone đầu tư 9.000 tỷ đồng để thực hiện thương vụ mua 95% cổ phần AVG, nguy cơ gây thiệt hại Ngân sách Nhà nước khoảng 7.006 tỷ đồng, đồng thời hé lộ hàng loạt những sai phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, cơ cấu nợ, bán nợ; đầu tư tài chính,... của Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Sai phạm nghiêm trọng trong thương vụ mua bán 95% cổ phần AVG?
Căn cứ Kết luận của Thanh tra Chính phủ, Mobifone lựa chọn VCBS làm đơn vị tư vấn. Mobifone đã chuyển file hồ sơ yêu cầu (HSYC) cho VCBS trước khi phát hành HSYC, vi phạm hành vi bị cấm quy định tại Điểm a, Khoản 7 Điều 89 Luật Đấu thầu; cho nhà thầu bổ sung tài liệu vào hồ sơ đề xuất (HSĐX) của nhà thầu sau khi đã phê duyệt kết quả chỉ định thầu, vi phạm hành vi bị cấm quy định tại Điểm b, Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu.
|
Đồng thời, theo kết luận Thanh tra Chính phủ, đơn vị thẩm định giá được Mobifone lựa chọn là Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thẩm định giá (AMAX) đã sử dụng số liệu đầu vào bất hợp pháp, không có cơ sở để tính “giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán”; sử dụng trái phép nguồn số liệu dự báo kế hoạch kinh doanh do VCBS lập để thẩm định giá, trong khi số liệu này không có cơ sở; vi phạm các tiêu chuẩn thẩm định giá.
Mặc dù vậy, Mobifone thể hiện tinh thần thiếu trách nhiệm khi nghiệm thu kết quả thẩm định giá; nhận xét, đánh giá kết quả thẩm định giá của AMAX đã “tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam”?
Ngoài ra, VCBS cũng đã thuê Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC xác định giá trị AVG nhưng kết quả thẩm định giá của AASC không có cơ sở tin cậy, chính xác, vi phạm nghiêm trọng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
AASC xác định giá trị AVG tại thời điểm 31/03/2015 theo phương pháp dòng tiền chiết khấu là 33.299,48 tỷ đồng trên cơ sở dữ liệu kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2015-2020 do AVG lập với mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận liên tục, đột biến gắn liền với kế hoạch đầu tư thêm 599 tỷ đồng, nhưng không có tài liệu chứng minh tính khả thi, không điều tra khảo sát thị trường để so sánh, đánh giá mức độ, sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền của AVG.
Theo Kết luận thanh tra, thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 31/3/2015 là rất xấu, tổng tài sản là 3.260,686 tỷ đồng; nợ phải trả là 1.266,826 tỷ đồng; giá trị còn lại của tài sản cố định là 208,589 tỷ đồng; Tuy vậy, VCBS vẫn định giá AVG ở mức 24.548,19 tỷ đồng, trong khi đó kể từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá, AVG liên tục lỗ, số lỗ luỹ kế tính đến 31/03/2015 là 1.632,909 tỷ đồng (bằng 45% vốn điều lệ)?
Nghiêm trọng là: VCBS đã cung cấp kết quả thẩm định giá của AASC cho MobiFone nhưng không có sự thỏa thuận với AASC, vi phạm nghiêm trọng Tiêu chuẩn thẩm định giá?
Tổng số tiền theo hợp đồng mà Mobifone ký với 2 công ty tư vấn là 3,19 tỷ đồng và đã chi số tiền 1,54 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Mobifone. VCBS còn khoản phải thu 1,65 tỷ đồng thiệt hại (trong đó đã phải trích lập dự phòng 1,155 tỷ đồng), đã phải liệt vào danh sách nợ xấu đối với khách hàng Mobifone. (Nguồn: BCTC VCBS 2017)
|
Không những thế, VCBS còn thuê Công ty TNHH Định giá Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (Hanoi Valu) xác định giá trị AVG, nhưng kết quả thẩm định giá của Hanoi Valu cũng không có cơ sở tin cậy, chính xác, vi phạm nghiêm trọng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ kết luận trách nhiệm trong các sai phạm của VCBS và 3 đơn vị tư vấn, định giá còn lại thuộc về giám đốc và các thẩm định viên liên quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Giá.
Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an đã xác nhận: Ngày 23/04/2018, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) đang tiến hành tiếp nhận toàn bộ hồ sơ thương vụ Mobifone mua AVG từ Thanh tra Chính phủ.
Trách nhiệm của lãnh đạo VCBS và Vietcombank trước những sai phạm nghiêm trọng?
Căn cứ kết luận của Thanh tra Chính phủ, dư luận không khỏi lo lắng về những sai phạm mang có tính tổ chức trong thương vụ mua bán 95% cổ phần AVG này? Vì chỉ trong vòng 5 tháng, kể từ lúc dự án đầu tư tới lúc hoàn tất thương vụ, chứng tỏ VCBS hoàn tất công việc định giá của mình một cách quá chóng vánh, đáng lo ngại?
Trong thời gian VCBS định giá AVG, ông Vũ Quang Đông đảm nhiệm chức Giám đốc VCBS từ 31/05/2013 đến 14/07/2017. Sau đó, ông Đông lại nhanh chóng trở thành Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF), pháp nhân do VCB sở hữu 51% vốn.
Mặt khác, VCBS cũng là công ty con của Vietcombank với tỷ lệ sở hữu tuyệt đối 100%.
Tuy nhiên, Vietcombank lại khiến cổ đông lo lắng khi tài sản giảm mạnh, còn nợ có khả năng mất vốn đi lên.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2018, tại thời điểm cuối quý 2/2018, tổng tài sản của Vietcombank đạt 977.682 tỷ đồng, giảm 57.611 tỷ đồng (khoảng 2,5 tỷ USD), tương đương 5,6% so với hồi cuối năm 2017. Như vậy, tổng tài sản của Vietcombank đã đánh mất mốc 1 triệu tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ xấu lại đi lên. Tại thời điểm cuối quý 2/2018, nợ xấu tại Vietcombank đạt 6.993 tỷ đồng, tăng 785 tỷ đồng, tương ứng so với cuối năm 2017 và chiếm 1,153% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, đáng chú ý nhất, nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến, tăng 2.144 tỷ đồng, tương ứng 111% lên 4.084 tỷ đồng.
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng nợ có khả năng mất vốn tại Vietcombank tăng mạnh áp đảo so với tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, cuối quý 2, chỉ tiêu cho vay khách hàng tại Vietcombank đạt 606.053 tỷ đồng, tăng 62.619 tỷ đồng, tương ứng 11,5% so với hồi cuối năm 2017.
Với những sai phạm của VCBS trong thương vụ mua bán 95% cổ phần của AVG này và nhưng con số biết nói về tốc độ tăng trưởng nợ, nợ xấu đi lên, nguy cơ mất vốn lớn của Vietcombank, dư luận lại không ngừng nhắc đến hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng của VCB theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ số 2819/KL-TTCP ngày 10/11/2017 trước đó không lâu.
Kết luận Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ những sai phạm nghiêm trọng của Vietcombank, cụ thể như:
- VCB vi phạm các quy định về tín dụng trong khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, năng lực tài chính, giải ngân khi chưa bổ sung đủ điều kiện theo phê duyệt, không định giá lại và quản lý, theo dõi tài sản đảm bảo, không kiểm tra sử dụng vốn vay...tại Sở giao dịch VCB (SGD VCB) đối với khách hàng là Công ty CP Thép vào Vật liệu xây dựng; Công ty CP Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu; Công ty CP Đầu tư XNK XD & phát triển Giáo dục Thăng Long; Công ty CP Tập đoàn Sóng Thần (công ty Sóng Thần). Công ty Sóng Thần đã sử dụng hóa đơn khống để vay vốn VCB, có dấu hiệu về hành vi lừa đảo, vi phạm Điều 139, Điều 179 Bộ Luật Hình sự. Hiện nay, Công ty Sóng Thần không trả được nợ (VCB phải xử lý rủi ro 100% dư nợ), dư nợ gốc là 83.5 tỷ đồng, Tài sản đảm bảo là bất động sản trị giá 40,7 tỷ đồng. Hồ sơ về sai phạm này đã được Thanh tra Chính phủ đề nghị chuyển sang Cơ quan Công an để khởi tố Điều tra hình sự...; Tại Hội Sở Chính VCB để xảy ra sai phạm đối với Công ty CP du lịch và thương mại Dân Chủ và Công ty TNHH 1TV-TCT Phát điện 1 (vi phạm về tài sản đảm bảo); Tại VCB Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh diễn ra sai phạm đối với khách hàng là Công ty TNHH Viễn thông Anh Khôi; Công ty TNHH Thương Mại Hàm Rồng; Công ty TNHH MTV TMXD Cẩm Anh, Công ty TNHH Khách sạn Grand Imperial Saigon...
VCB vi phạm khuyết điểm trong quá trình cho vay; phân loại nợ, thực hiện trình tự, thủ tục bán nợ tại Hội Sở chính VCB đối với Công ty TNHH MTV Tổng công ty Xây dựng Quân đội; Tổng công ty Hàng Hải Việt nam; tại Sở giao dịch VCB đối với khách hàng Công ty CP Tập đoàn Gang thép Hàn Việt; Tại VCB chi nhánh Hà Nội đối với khách hàng là Công ty CP Vigracera và Công ty TNHH MTV Haprosimex,...
- VCB vi phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ cơ cấu nợ, thẩm định đánh giá phương án hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hội Sở chính VCB đối với Dự án khách sạn JW Marriott do Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco đầu tư không đúng thực tế; Xét hồ sơ cơ cấu nợ lại của Công ty CP Hải Vân Nam không đúng quy định, dẫn đến không thu được nợ của hai công ty Bitexco và công ty Hải Vân Nam; tại VCB TP. Hồ Chí Minh thẩm định nguồn thu của Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco không đầy đủ, thiếu chính xác làm nợ xấu tăng lên...
Như vậy, hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng của VCBS trong thương vụ mua bán 95% cổ phẩn của AVG và những vi phạm khuyết điểm của Vietcombank trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay, hồ sơ cơ cấu nợ, thẩm định hồ sơ bán nợ... dẫn đến hậu quả là khách hàng sử dụng hóa đơn khống, phải chuyển hồ sơ khởi tố điều tra trách nhiệm hình sự, Vietcombank không xác định, bám sát được khả năng trả nợ của khách hàng, khách hàng làm ăn thua lỗ kéo dài, có nguy cơ phá sản, nhiều khoản nợ trở thành nợ khó đòi, nguy cơ mất vốn, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát nguồn ngân sách và tài sản Nhà nước?!
Do đó, dư luận mong muốn đã đến lúc cần truy cứu trách nhiệm của Ban lãnh đạo Công ty Chứng khoán VCBS và Vietcombank trước những sai phạm trên đây, nhằm chấn chỉnh hoạt động tín dụng, thẩm định, phê duyệt vay vốn, hồ sơ cơ cấu nợ, bán nợ; đầu tư tài chính; mua bán tài sản của Vietcombank nói riêng cũng như lĩnh vực Ngân hàng nói chung được thực hiện đúng pháp luật.
Hoàng Lân - Văn Liên