Trong đó, đáng lưu ý là đề nghị mở rộng TP Lào Cai và điều chỉnh đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Lào Cai, mở rộng thị trấn Bát Xát thuộc huyện Bát Xát, mở rộng thị trấn Tằng Loỏng thuộc huyện Bảo Thắng, thành lập thị trấn Si Ma Cai thuộc huyện Si Ma Cai. Với TP Hà Nội, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 10 đơn vị. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp nhưng TP Hà Nội đề nghị chưa sắp xếp trong giai đoạn 2017 - 2021 là 5 đơn vị. Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội từ 584 đơn vị giảm còn 579. Với TP Cần Thơ, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 3 đơn vị. Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần Thơ từ 85 đơn vị giảm còn 83. Về đề án của tỉnh Cao Bằng, Tỉnh ủy Cao Bằng tiếp tục kiến nghị Chính phủ báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định việc sắp xếp đối với 4 đơn vị hành chính cấp huyện còn lại, cụ thể là nhập huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh, nhập huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 2, dự kiến UBTVQH xem xét quyết định và ra nghị quyết về vấn đề này. Dự kiến thời gian có hiệu lực của các nghị quyết là từ ngày 1-3-2020.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Hoàng Thanh Tùng, cho biết, qua thẩm tra các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 6 tỉnh, thành trực thuộc trung ương (Thái Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Khánh Hòa, Hà Nội, Cần Thơ), Ủy ban Pháp luật cơ bản đồng tình.
Như vậy, đến thời điểm này, Chính phủ cơ bản hoàn thành việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét quyết định đề án sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành trực thuộc trung ương (còn TPHCM chưa trình đề án).
Sắp xếp, sát nhập các đơn vị hành chính cấp xã đã được thực hiện. |