Đón sóng dịch chuyển từ Thủ đô
Theo định hướng quy hoạch vùng Thủ đô, Hà Nội đặt mục tiêu tham vọng: trước 2035, các cơ quan hành chính, trường đại học và bệnh viện lớn sẽ được di dời khỏi nội đô, giảm tải cho trung tâm. Thực tế, mỗi năm dân số Hà Nội tăng khoảng 160.000 người – một con số không chỉ phản ánh tốc độ đô thị hóa mà còn đặt ra thách thức khổng lồ cho giao thông, y tế, giáo dục, chất lượng sống.
Chiến lược phát triển giáo dục đến 2030, tầm nhìn 2045 được Thủ tướng phê duyệt tháng 1/2025 nêu rõ một nhiệm vụ quan trọng là di dời các cơ sở giáo dục ĐH ra ngoại vi thành phố lớn.
![]() |
Toàn bộ diện tích khu đại học Nam Cao đã được GPMB để triển khai dự án Ảnh: Bình Minh |
Trong bức tranh dịch chuyển đó, Hà Nam nổi lên như “ngôi sao vệ tinh” tiềm năng. Với lợi thế tiếp giáp Hà Nội, hệ thống giao thông hiện đại và quy hoạch bài bản, tỉnh này đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dự án giáo dục và y tế lớn. Đáng chú ý, khu đại học Nam Cao tại Phủ Lý đã thu hút nhiều trường danh tiếng về mở cơ sở 2. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực cho nền giáo dục mà còn là đòn bẩy để Hà Nam phát triển mô hình đô thị đại học – hướng đi mang tính chiến lược, hứa hẹn tạo động lực mạnh mẽ cho toàn vùng.
Tuần qua, Hà Nam đã đón các Trường ĐH danh tiếng tới nghiên cứu xây dựng cơ sở 2. Trường ĐH Xây dựng Hà Nội và Học viện Ngân hàng đã chính thức gửi công văn đề xuất Hà Nam hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng và tạo điều kiện chỗ ở cho cán bộ, giảng viên cơ sở 2 tại khu đại học Nam Cao, TP Phủ Lý. Dự kiến quy mô mỗi trường từ 4.000 – 5.000 sinh viên.
![]() |
Các trường ĐH lớn tại Hà Nội làm việc với Hà Nam về kế hoạch xây dựng cơ sở 2 ở TP Phủ Lý Ảnh: Hoa Hiên |
Động thái này tiếp tục khẳng định quyết tâm của Hà Nam trong thu hút khoảng 25 trường, cơ sở đào tạo, với ít nhất 10 trường ĐH lớn, đưa khu đại học Nam Cao là 1 trong những trung tâm đại học lớn nhất nước. Kết hợp với khu đô thị Sun Urban City kề cạnh, Hà Nam kỳ vọng sẽ có đô thị ĐH tầm cỡ, thúc đẩy mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Công – tư chung tay, tạo bứt phá về hạ tầng y tế giáo dục
Hà Nam cũng đang triển khai một loạt dự án bước ngoặt trong lĩnh vực nhà ở, giao thông, y tế, giáo dục. Ở trung tâm của sự chuyển mình này là thành phố Phủ Lý, nơi khu đại học Nam Cao, khu đô thị Sun Urban City cùng các công trình y tế, hạ tầng giao thông trọng điểm đang dần định hình, nhờ sự hợp sức đầy quyết tâm giữa chính quyền địa phương và nhà đầu tư chiến lược Sun Group.
![]() |
Đại đô thị quy mô của Sun Group đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển hạ tầng của Hà Nam |
Bên cạnh các cảnh quan và tiện ích như: 5 công viên, quảng trường, trục đại lộ, show nhạc nước, khu phố thương mại... được đầu tư đáp ứng nhu cầu sống, vui chơi giải trí, Sun Urban City cũng dành vị trí cho các công trình nhà ở xã hội.
“Đây là minh chứng cho cam kết của Sun Group trong việc kiến tạo những khu đô thị hiện đại, đa dạng phân khúc, loại hình nhà ở, phục vụ đội ngũ cán bộ, chuyên gia, giảng viên, người lao động. Dự án mở ra chương mới cho sự phát triển hạ tầng của Hà Nam, biến tỉnh này thành điểm đến lý tưởng cho nhân lực và đầu tư”, ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group cho biết.
Song song với giáo dục, hạ tầng y tế cũng là một trọng tâm trong chiến lược đầu tư hạ tầng giúp giải bài toán tái cân bằng đô thị cho Hà Nội. Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức sẽ thành “cửa ngõ” tiếp nhận và phục vụ cho 20 triệu dân từ khu vực Hà Tĩnh trở ra, góp phần giảm tải cho cơ sở 1.
Trong bối cảnh đó, như BSCKII Nguyễn Bá Cường - Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai – nhận định, nguồn nhân lực cho Bạch Mai 2 vẫn là bài toán cần lời giải. “Nếu có một trường đại học y dược ngay tại đây, vừa đào tạo vừa cung cấp nhân sự cho bệnh viện, thì đó sẽ là giải pháp lý tưởng. Nhưng điều kiện tiên quyết là phải có chỗ ở ổn định để đội ngũ y tế yên tâm gắn bó”, Bác sĩ Nguyễn Bá Cường chia sẻ.
![]() |
Bệnh viện Bạch Mai đưa cơ sở 2 Hà Nam đi vào hoạt động trong năm 2025, dự kiến xây Trường ĐH Y dược Bạch Mai để tạo nguồn nhân lực |
Lời giải cho bài toán này không chỉ nằm ở sự đầu tư vào cơ sở vật chất mà còn là sự kết nối chặt chẽ giữa y tế, giáo dục và nhà ở, trong đó đô thị đại học là mô hình mà Hà Nam đang dồn toàn lực xây dựng. Việc phát triển Trường ĐH Y dược Bạch Mai trong Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết là nhà ở cho sinh viên, giảng viên, cán bộ, cũng như bài toán cho hàng chục, hàng trăm nghìn người học tập, làm việc tại các cơ sở đào tạo chất lượng cao thuộc khu đại học Nam Cao tại Phủ Lý, Hà Nam.
Đô thị đại học đang hình thành tại Phủ Lý
Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công với mô hình “University City” – các đô thị được thiết kế xoay quanh trường đại học, kết hợp giữa học thuật, nghiên cứu, cư trú và công nghiệp phụ trợ – Hà Nam đang cho thấy bước đi tiên phong trong hiện thực hóa mô hình này tại Việt Nam.
Lấy khu đại học Nam Cao làm hạt nhân, cùng sự phát triển đồng bộ của khu đô thị Sun Urban City do Sun Group đầu tư, tỉnh Hà Nam đang đặt nền móng cho một “đô thị đại học” kiểu mẫu, nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố học tập, nghiên cứu, sinh sống và làm việc.
Sun Urban City được quy hoạch như một tổ hợp đô thị thông minh, hiện đại, đa chức năng – đáp ứng nhu cầu sống, học tập, làm việc của sinh viên, giảng viên, chuyên gia và người lao động chất lượng cao. Tương lai, dự án sẽ tích hợp các tiện ích: trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, công viên, giao thông kết nối, cùng các không gian giải trí, nghỉ dưỡng và dịch vụ thiết yếu khác.
![]() |
Khu đại học Nam Cao kết nối cùng Sun Urban City Hà Nam giúp Hà Nam thúc đẩy phát triển mô hình đô thị đại học |
Ông Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Hà Nam cho biết, tỉnh xác định phát triển đô thị đại học và thu hút nhân lực chất lượng cao là một trong những trụ cột quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững.
Theo các chuyên gia, sự phát triển đồng bộ của hạ tầng y tế, giáo dục và đô thị tại Hà Nam, với sự chung tay của nguồn lực công và tư nhân sẽ giảm tải áp lực cho đô thị trung tâm Hà Nội. Việc di dời các trường ĐH, bệnh viện lớn ra khu vực lân cận không chỉ tạo điều kiện phát triển cho địa phương mới mà còn góp phần giải quyết các vấn đề về giao thông, dân cư và môi trường cho thủ đô.
Trong tương lai, khi khu đại học Nam Cao trở thành "thung lũng tri thức" mới và các bệnh viện trung ương cơ sở 2 đi vào hoạt động theo hướng bệnh viện thông minh, Hà Nam sẽ khẳng định vị thế là một trung tâm y tế và giáo dục hàng đầu khu vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của cả Hà Nội và khu vực Đồng bằng sông Hồng.