Trước đây, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, các doanh nghiệp thường dễ dàng thuê container cỡ lớn và cỡ nhỏ để vận chuyển hàng hóa với chi phí rẻ. Các container thường có tuổi thọ 15 năm sau đó chúng được tái chế thành kho tích trữ giá rẻ hoặc dùng để xây dựng.
Tuy nhiên, nhiều container rỗng vẫn nằm rải rác khắp châu Âu và Bắc Mỹ trong khi chuỗi cung ứng đứt đoạn đồng nghĩa với việc cần có thêm nhiều container để đáp ứng đủ các đơn hàng.
Bên cạnh đó, nhu cầu hàng hóa tăng mạnh khiến mạng lưới tàu chở hàng, container và xe tải trên khắp thế giới không có nhiều thời gian để theo kịp. Kết quả là container ngày càng trở nên hiếm và đắt đỏ.
Do tác động của đại dịch, container chứa hàng ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ. (Ảnh minh họa) |
Số liệu của hãng tư vấn Drewry cho thấy giá thuê một container chở hàng tiêu chuẩn cho tuyến đường Trung Quốc-Châu Âu chỉ vào khoảng 1.920 USD cách đây 1 năm thì nay chúng đã tăng vọt lên hơn 14.000 USD, tương đương mức tăng 600%. Thậm chí, ngay cả giá mua container cũng tăng mạnh đến 100%.
Việc giá container tăng quá cao khiến nhiều công ty phải tìm hướng đi mới. Tập đoàn nội thất nổi tiếng Ikea đã tự mua container riêng để vận hàng vì giá thuê quá cao. Thế nhưng với những doanh nghiệp hạng trung như Lavolio, họ chẳng còn cách nào khác ngoài tăng giá bán.
Theo đó, Lavolio phải suy nghĩ lại về kế hoạch mở rộng của mình và có thể phải tăng giá sản phẩm. Đây là dấu hiệu cho thấy thiệt hại kinh tế lớn hơn có thể phát sinh bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ không biến mất.
Việc thiếu container đã khiến hàng loạt sản phẩm như chip điện tử bị thiếu hàng hoặc đứt nguồn cung trong nhiều tháng qua. Lệnh giãn cách khiến rất nhiều container hàng phải nằm chờ ở các cảng biển với chi phí ngày một tăng cao.
Ngoài ra, các thuyền chở hàng phải tốn nhiều ngày làm thủ tục ở các cảng biển hơn, qua đó kéo dài thời gian giao hàng. Hệ quả là lượng container cần cho vận chuyển hàng hóa buộc phải đi lên để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Nhu cầu tăng nhưng lượng cung container không đi lên theo khiến giá của chúng đắt đỏ hơn bao giờ hết.
Giám đốc John Fossey của hàng cho thuê container Drewy nhận định giá mặt hàng này đang khá cao không chỉ bởi chênh lệch cung cầu mà còn do chi phí sản xuất.
Phần lớn các nhà máy sản xuất container hiện đang đặt ở Trung Quốc và loại nguyên liệu thép chống ăn mòn để làm container tại đây đã tăng giá. Bên cạnh đó, các chi phí nguyên vật liệu khác cùng tiền lương nhân công cũng cũng tăng đã đẩy giá sản phẩm lên theo.
Hiện các chuyên gia trong ngành đều cho rằng tình trạng thiếu container và mức giá quá cao sẽ không chấm dứt trong thời gian ngắn. Trong khi đó, một số người thì cho rằng tình hình có thể cải thiện đôi chút vào khoảng đầu năm 2022.
Theo Kinh tế môi trường