Theo thông báo mới nhất từ Ủy ban Quản lý an toàn giao thông Mỹ (NHTSA), nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra do lỗi đoản mạch từ cốp xe của mẫu Mercedes Benz C-Class mới. Sau thông báo trên đã có khoảng 6.700 xe được triệu hồi khắp nước Mỹ.
Cụ thể, theo NHTSA, nước có thể bị rò rỉ vào bên trong cốp của mẫu xe C-Class 2022, từ đó làm ẩm mô-đun thu nhận và kích hoạt tín hiệu (SAM) bên trong gây đoản mạch. Hiện tượng này có thể sinh ra tia lửa gây nên các vụ cháy, nổ xe. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra sự cố trên gần như khá ít. Trong tổng 6.700 xe được triệu hồi, số lượng xe có khả năng xảy ra cháy nổ do lý do trên gần như rất ít. Carbuzz đã thực hiện một số khảo sát và nhận ra SAM được phía NHTSA nhắc đến không chỉ có ở chiếc Mercedes Benz C-Class 2022, mà gần như xuất hiện ở mọi mẫu xe của Mercedes.
6.700 xe Mercedes C-Class dính rủi ro cháy nổ.
Một số lỗi mà SAM có thể gây ra khi bị chập điện bao gồm lỗi đèn xe, camera chiếu hậu, lỗi chức năng gập tự động của hàng ghế sau. Về cơ bản, tất cả tính năng dưới sự kiểm soát của mô-đun truyền động này đều dễ bị sự cố khi gặp rò rỉ nước.
Vào trời mưa, việc đóng mở cốp xe có thể khiến nước mưa tràn vào trong gây hư hỏng phần thiết bị điện tử. Mercedes cho rằng phần lớn nước khi tràn vào cốp có thể chảy ra khỏi xe theo dòng chảy được thiết kế dọc xuống thân xe. Tuy nhiên, lượng nhỏ nước đọng lại hoàn toàn có thể thấm vào SAM, gây ảnh hưởng tới thiết bị phía trong.
Theo thông tin, tất cả xe bị triệu hồi đều là mẫu C300 sản xuất từ 24/6/2021 đến 13/5/2022. Thông tin về lỗi xe được Mercedes phát hiện sau ngày ra mắt phiên bản 2022 tại thị trường Mỹ. Chủ phương tiện sẽ nhận được các email hoặc thư tay thông báo về quá trình thu hồi cũng như các thông tin liên quan. Các đại lý sẽ lắp thêm một tấm che cho SAM bên trong những mẫu xe được gửi đến bảo hành theo thông tin trên.
Tính đến nay đã có khoảng 42 yêu cầu bảo hành được khách hàng gửi đến Mercedes liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, lỗi xe hiện vẫn chưa gây ra thương tích, va chạm hay các thiệt hại về người nào khác.
Hầu hết các loại xe sản xuất ra thị trường đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cần thiết. Trong đó, ASEAN NCAP (Chương trình đánh giá xe mới của Đông Nam Á) là một phần của chương trình Đánh giá xe mới NCAP. Chương trình được tổ chức nhằm mục đích đánh giá tiêu chuẩn an toàn của phương tiện, nâng cao nhận thức của khách hàng và khuyến khích thị trường sử dụng phương tiện an toàn hơn trong khu vực Đông Nam Á. Các thử nghiệm va chạm trong khuôn khổ ASEAN NCAP được thực hiện dưới sự hợp tác giữa ASEAN NCAP và Viện nghiên cứu ô tô Nhật Bản (JARI). Các tính năng an toàn trên ô tô cơ bản nhất được quy định trong tiêu chuẩn của ASEAN NCAP bao gồm: OP và COP. Những yếu tố này sẽ được thử nghiệm và chấm điểm, từ đó quy đổi sang xếp hạng sao.
Tại Việt Nam, các xe ô tô sẽ được kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) để kiểm tra độ an toàn của xe. Cơ quan chức năng cũng ban hành QCVN 09:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.