Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Hiện nay, thực trạng nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm, nhiều gia đình đã phải tìm đến máy lọc nước như một giải pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ lọc nước khác nhau như Nano, RO, UV, UF... với mỗi công nghệ có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, trong số đó, công nghệ RO (Reverse Osmosis) và UF (UltraFiltration) là hai công nghệ phổ biến nhất, được nhiều gia đình Việt sử dụng rộng rãi.
Công nghệ lọc RO
Công nghệ RO được biết đến là một phương pháp lọc nước tiên tiến, sử dụng phương pháp thẩm thấu ngược để tách các chất cặn bẩn, vi khuẩn, các ion và các hợp chất hòa tan khác khỏi nước.
Điểm mạnh của công nghệ này là không kén nguồn nước đầu vào, nước giếng, nước máy, nước mưa... đều có thể được lọc sạch. Vì bộ lọc của RO có kích thước rất nhỏ (0,001 - 0,0001 micron), nên nước từ máy lọc RO có độ tinh khiết gần như cao nhất so với các loại máy sử dụng phương pháp lọc khác.
Tuy nhiên, cũng vì bộ lọc có kích thước quá nhỏ, máy lọc nước RO đòi hỏi phải sử dụng bơm trợ lực để tạo ra áp lực nước đủ lớn, dẫn đến việc tiêu thụ điện năng khi hoạt động. Đồng thời, các khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể cũng không được giữ lại trong quá trình này. Một nhược điểm lớn khác cần lưu ý của công nghệ này là nó tạo ra một lượng nước thải khá cao (từ 50% - 80%) gây lãng phí.
Công nghệ RO (Reverse Osmosis) và UF (UltraFiltration) là hai công nghệ phổ biến nhất, được nhiều gia đình Việt sử dụng rộng rãi. Ảnh minh họa |
Công nghệ lọc UF
Công nghệ UF còn được gọi là công nghệ lọc bằng màng lọc sợi rỗng. Công nghệ này dùng màng lọc với kích thước nhỏ chỉ 0,1 micron nên gần như có thể giữ lại được những ion, khoáng chất, muối khoáng có ích đồng thời loại bỏ những phần tử và vi khuẩn gây hại ra khỏi nguồn nước.
Quá trình lọc UF diễn ra ở nhiệt độ thường và áp suất thấp nên không cần sử dụng điện, giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời, công nghệ lọc sợi rỗng không thải nước lãng phí như RO, góp phần tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công nghệ lọc UF chỉ hoạt động tốt với nguồn nước máy, còn các nguồn nước khác chưa qua xử lý (như nước mưa, nước giếng…) sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của lõi lọc.
Nên lựa chọn máy lọc nước theo công nghệ nào?
Theo chia sẻ của các chuyên gia công nghệ của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, cả hai công nghệ lọc nước RO và UF đều có ưu và nhược riêng vì vậy, khi chọn máy lọc nước, đầu tiên hãy cân nhắc đến nguồn nước đầu vào của gia đình.
Do nguồn nước ở mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm khác nhau và không có loại máy lọc nước nào có thể phù hợp với tất cả nguồn nước. Chất lượng của nước đầu ra phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn máy lọc phù hợp với đặc điểm nguồn nước đầu vào ở khu vực mà gia đình đang sinh sống.
Nếu không chắc chắn về tính chất của nguồn nước để lựa chọn bộ lọc phù hợp thì có thể dễ dàng dẫn đến việc nước không được lọc, vẫn bị nhiễm vi khuẩn và có mùi hôi làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Ví dụ đối với nước giếng thường có ít loại máy lọc nước phù hợp. Đặc biệt việc sử dụng trực tiếp nước giếng sẽ nhanh chóng làm giảm tuổi thọ của lõi lọc nên cần phải xử lý sơ bộ trước khi đưa vào lõi lọc để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra tốt hơn. Đối với nước máy có thể sử dụng rất nhiều loại máy lọc (RO hay Nano đều thích hợp).
Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém, đó là thương hiệu của máy. Một công nghệ tiên tiến đến từ một thương hiệu uy tín và lâu đời sẽ là một sự lựa chọn thông minh.
Chọn máy lọc nước dựa vào số lõi lọc tạo khoáng. Lõi lọc tạo khoáng là những lõi lọc bổ trợ được trang bị trong máy lọc nước RO. Những lõi lọc này không có tác dụng chính là lọc nước mà chúng có vai trò tạo khoáng, tạo vị và nâng cao chất lượng nguồn nước đầu ra.
Nước gần như sẽ được làm sạch hoàn toàn (như nước cất) sau khi qua màng lọc RO. Những lõi lọc từ lõi số 5 đến lõi số 11 có chức năng hỗ trợ tạo khoáng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và nguồn nước đầu vào mà bạn có thể chọn mẫu lọc nước có số lõi lọc phù hợp để tiết kiệm chi phí.
Điều quan trọng nữa cần lưu ý, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái, gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy cần kiểm tra xuất xứ và lựa chọn các sản phẩm được sản xuất dưới dây chuyền công nghệ tiên tiến, có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để yên tâm sử dụng trong thời gian dài.
Quy chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT là quy chuẩn dành cho nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai sử dụng với mục đích giải khát được ban hành 02/06/2010 và được áp dụng vào 01/01/2011. Đây là tiêu chuẩn cao nhất dành cho nước uống trực tiếp hiện nay tại Việt Nam. Quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT sẽ kiểm soát 21 chỉ tiêu hóa lý và 5 chỉ tiêu vi sinh bắt buộc. Các chỉ tiêu hóa lý có thể kể đến như Asen, Amoni, Chì, Xyanua, Thủy ngân, chất nhiễm xạ… Các chỉ tiêu vi sinh có thể kể đến như E.Coli, Coliform…Nước đạt tiêu chuẩn này phải là nước đã được làm tinh sạch các thành phần độc hại như asen, nitrit, mangan, vi sinh vật có hại… Khi lựa chọn các sản phẩm nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, các sản phẩm máy lọc nước, bạn cần xem sản phẩm có được chứng nhận đạt chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT hay không. Trường hợp, sản phẩm đạt chứng nhận quy chuẩn thì bạn có thể yên tâm sử dụng nguồn nước đó để uống trực tiếp. Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm được Bộ Y tế ban hành ngày 17/06/2009 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. QCVN 01:2009/BYT là Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống: Quy chuẩn về chất lượng nước ăn uống, dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm. Áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức khai thác, kinh doanh nước cho mục đích sinh hoạt. Đây cũng là tiêu chuẩn của nước đầu vào để sản xuất các loại nước uống đóng chai. Quy trình đánh giá máy lọc nước theo hướng dẫn chính thức của WHO và UNICEF, được công nhận ISO 9001:2010 bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Để một sản phẩm máy lọc nước được cấp 2 chứng nhận này phải trải qua quy trình xét nghiệm nghiêm ngặt, kỹ càng và giám sát chặt chẽ. |
Theo Tạp chí Chất lượng Việt Nam