Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Áp lực công nghệ với ngành bảo hiểm

THE LEADDER 07:55 04/02/2020

Ngành bảo hiểm trước làn sóng chuyển đổi công nghệ

Là một nền kinh tế mới nổi của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã nhanh chóng gia nhập vào sân chơi năng động và đầy tính cạnh tranh của InsurTech.

Tháng 9 năm ngoái, Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ, Prudential Financial ra thông báo mua startup bảo hiểm Assurance IQ với giá 2,35 tỷ USD nhằm mở rộng sự tiếp cận đối với những khách hàng thành thạo công nghệ thích giao dịch thông qua Internet.

Áp lực công nghệ với ngành bảo hiểm

Assurance IQ là công ty insurtech mới được thành lập vào năm 2017 và đang sở hữu hàng chục triệu khách hàng. Thông qua thương vụ này, Prudential Financial kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí 25 - 50 triệu USD vào năm 2020 và con số này sẽ tăng lên 50-100 triệu USD vào năm 2022, đồng thời giúp lợi nhuận của Tập đoàn tăng thêm 30-35 cent trên mỗi cổ phiếu vào năm 2021.

Một công ty khởi nghiệp bảo hiểm khác là Root Insurance Co. vừa hoàn thành đợt huy động vốn mới, có thể định giá công ty này ở mức 3,65 tỷ USD. Ðây là công ty khởi nghiệp ở Columbus, bang Ohio - một trong những công ty bảo hiểm phát triển nhanh nhất.

Ðiều này cho thấy, thị trường insurtech đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn. Các chuyên gia nhận định rằng, theo sau Mỹ, châu Á đang trở thành điểm nóng về insurtech, bởi thị trường nơi đây hội tụ đủ các điều kiện cần thiết.

Ba trong số những nguyên nhân quan trọng nhất là quy mô đáng kể của tầng lớp trung lưu đang lên tại châu Á, mật độ sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao và sự suy giảm hiệu quả của các kênh phân phối bảo hiểm truyền thống.

Xu hướng công nghệ được thúc đẩy bởi mức độ tăng trưởng và châu Á lại là nơi tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua. Tại Việt Nam, thị trường insurtech cũng đang bùng nổ với nhiều công ty khởi nghiệp được thành lập. Một số công ty điển hình như Inso, App bảo hiểm, Papaya, Miin, Opes…

Tuy nhiên, dù số lượng khá nhiều nhưng các công ty này chưa tạo ra sự khác biệt nào trên thị trường do một số yếu tố tác động. Ðầu tiên là người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có thói quen mua bảo hiểm một cách chủ động trên online.

Thứ hai là những công ty bảo hiểm này chưa xây dựng được những sản phẩm bảo hiểm thật sự khác biệt, phù hợp với đặc thù rất riêng của bảo hiểm trực tuyến.

Là một nền kinh tế mới nổi của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã nhanh chóng gia nhập vào sân chơi năng động và đầy tính cạnh tranh của InsurTech. Tại Việt Nam, hiện nay mới chỉ có INSO là có sự cải tiến rõ rệt về sản phẩm cũng như quy trình bồi thường cho sản phẩm Delay flight.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng đã bắt đầu biết đến nhiều hơn các ứng dụng Probot, Chatbot, Matchbook của Prudential hay Timo của VPBank... Với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, tầng lớp thu nhập khá giả cũng đang tăng lên nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng đáng kể về nhu cầu bảo hiểm, dự báo InsurTech sẽ thống lĩnh thị trường bảo hiểm Việt Nam trong một tương lai không xa.

Theo ThS. Nguyễn Tiến Hùng - Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM, để chủ động hội nhập và phát triển cùng làn sóng InsurTech, Việt Nam cần thiết phải chuẩn bị những chính sách thích hợp

Một là, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm có thể phá vỡ sự ổn định của thị trường, khó quản lý, kiểm soát các kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm tới khách hàng. Thách thức này đặt ra những khó khăn nhất định cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, kiểm soát quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Hai là, vấn đề khởi nghiệp InsurTech sẽ tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, nhiều sản phẩm mới, nhiều ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bảo hiểm trong khi cơ chế, chính sách về hoạt động bảo hiểm còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường. Điều này đã gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường, đồng thời không khuyến khích xu hướng đổi mới.

Ba là, các nhà bảo hiểm, các doanh nghiệp, công ty bảo hiểm vẫn đứng ngoài công cuộc đổi mới công nghệ và chưa nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của công nghệ bảo hiểm. Để khắc phục hạn chế này, cần nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích và tạo môi trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ mới. Khi áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm cải tiến sản phẩm theo xu thế phát triển của thị trường, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Qua đó, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bốn là, công nghệ bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt của ngành Bảo hiểm, bởi các công đoạn của một chu trình sản phẩm dịch vụ bảo hiểm (hay chuỗi giá trị bảo hiểm) đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn của kỹ thuật số. Chẳng hạn, trong giai đoạn tìm hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối mang lại những phân tích đáng tin cậy, nhanh hơn nhiều so với các phương tiện truyền thống trước đây. Từ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển được những sản phẩm bảo hiểm cá thể hoá cao, sản phẩm bảo hiểm cho từng đối tượng.

Mặc dù vẫn chỉ mới "manh nha" hình thành, nhưng các startup InsurTech đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các quỹ đầu tư - đặc biệt là những nhà đầu tư thiên thần. Ðại diện một quỹ đầu tư cho biết, không chỉ các quỹ đầu tư tại Việt Nam, mà nhiều quỹ đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến thị trường insurtech Việt Nam. Họ cho rằng, thị trường này giống như "con gà ngủ quên", chỉ cần biết cách "đánh thức" sẽ trở thành những con gà đẻ trứng vàng.

Bạn đang đọc bài viết Áp lực công nghệ với ngành bảo hiểm tại chuyên mục Bảo hiểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Bảo hiểm
Những ngày cuối năm, tình trạng đòi nợ kiểu “khủng bố” người vay tiêu dùng online diễn ra rất nhiều. Những người trót vay hoặc thậm chí không đi vay phải “chịu trận” với kiểu đòi nợ không khác xã hội
Những quyết định táo bạo, những "Thay đổi – Đột phá" nhanh chóng và kịp thời đã đưa BSH trở thành thương hiệu mạnh và uy tín với những "Thành công" đáng tự hào, trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là tổ chức tài chính được giao thực hiện chính sách công về BHTG. Ở Việt Nam hiện nay, có duy nhất 1 tổ chức là BHTG Việt Nam - tổ chức tài chính nhà nước.