Hà Nội, Chủ nhật Ngày 24/11/2024

Bức tranh ngành ngân hàng thời kỳ hậu Covid-19 sẽ như thế nào?

Thu Thuỷ 08:50 01/10/2020

Ngành ngân hàng sẽ chứng khiến sự thay đổi vĩnh viễn. Một trong số đó là sẽ ngày càng có nhiều giao dịch ngân hàng được thực hiện thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Sự xuất hiện của COVID-19 đang tạo ra những thay đổi lớn và nhanh chóng trên toàn thế giới. Chẳng hạn, nhìn lại năm ngoái, những nhu cầu thực hiện bằng điện tử như họp trực truyến qua video, mua sắm trực tuyến, đặt đồ ăn từ nhà hàng, giao dịch ngân hàng hàng ngày,...không thể phổ biến như hiện tại.

COVID-19 vẫn chưa kết thúc, nhưng khi dịch bệnh đi qua, câu hỏi đặt ra là bao nhiêu sự thay đổi sẽ tồn tại vĩnh viễn so với những thứ chỉ thay đổi tạm thời. Với riêng ngành ngân hàng, những điều gì sẽ thay đổi và sẽ không thay đổi sau thời kỳ dịch bệnh COVID-19?

Ông Kevin Martin - Giám đốc toàn cầu Phụ trách Hoạt động và Chuyển đổi Kỹ thuật số, Khối Quản lý Tài sản và Tài chính Cá nhân, Ngân hàng HSBC mới đây đã chia sẻ về vấn đến này.

Vị chuyên gia HSBC cho rằng, ngành ngân hàng sẽ chứng khiến sự thay đổi vĩnh viễn. Trên thực tế, dịch bệnh COVID-19 nói riêng không gây ra sự chuyển đổi sang kỹ thuật số mà trong hầu hết các trường hợp, căn bệnh chỉ đơn giản là đẩy nhanh quá trình thực hiện lộ trình này. Trong nhiều năm qua, hành vi của khách hàng đã chuyển đổi khi ngày càng có nhiều người sử dụng hệ sinh thái kỹ thuật số để định hình cuộc sống của bản thân. Ngành ngân hàng là một phần của sự thay đổi này, nhưng trong hầu hết các trường hợp trong lịch sử thì ngành ngân hàng không đóng vai trò tiên phong.

Số liệu nghiên cứu cho thấy, sau dịch COVID-19, mỗi tuần có khoảng 71% người tiêu dùng trên toàn cầu sử dụng các kênh ngân hàng kỹ thuật số - tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái - trong khi mức sử dụng hàng ngày tăng 6% so với cùng thời kỳ. Số người dùng dịch vụ ngân hàng di động hàng tháng tại Hồng Kông đã thể hiện mức tăng mạnh - 9 điểm phần trăm trong khoảng thời gian từ nửa đầu năm 2019 đến nửa đầu năm 2020 - tăng 74% lên 83% số người được khảo sát.

Chuyên gia HSBC cũng đã đưa ra một số dự đoán về ngành ngân hàng sẽ như thế nào thời hậu COVID-19.

Ông Kevin Martin cho biết, hậu COVID-19, sẽ ngày càng có nhiều giao dịch ngân hàng được thực hiện thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Thực tế, việc chuyển đổi các hoạt động sang kỹ thuật số là khó có thể tránh khỏi, bao gồm: kiểm tra số dư, thanh toán và chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, thậm chí cả đăng ký sở hữu một chiếc thẻ tín dụng. Nhiều hoạt động trong số này là thói quen, và một khi thói quen đã được hình thành thì chúng khó có thể thay đổi. Trong thời kỳ hậu COVID-19 thậm chí sẽ có nhiều người thực hiện giao dịch ngân hàng thông thường thông qua các tính năng kỹ thuật số.

Thứ hai, khách hàng vẫn sẽ đến các chi nhánh và phòng giao dịch tại những thời điểm cột mốc quan trọng của cuộc đời.

Ngay cả khi dịch bệnh COVID-19 dần được khống chế, mọi người vẫn có tâm lý cần sự tương tác giữa người với người tại những thời điểm quan trọng trong cuộc sống. Mọi người muốn có cảm giác yên tâm khi trao đổi những vấn đề quan trọng như gửi con đi học ở nước ngoài, quản lý việc chuyển giao tài sản giữa các thế hệ, thiết lập kế hoạch quản lý tài sản, mất hoặc sở hữunhà… Điều này có nghĩa là chúng ta có thể mong đợi một số hoạt động trở lại "bình thường" sau dịch - các chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng đáng kể trong loại hình tương tác này. Điều còn lại là phải xem mọi người sẵn sàng sử dụng các nền tảng video như một phần của tương tác này như thế nào tùy thuộc một vài yếu tố như liệu tình hình giãn cách xã hội có còn kéo dài. Vì một vài lý do, mọi người sẽ đánh giá cao sự thuận tiện của một chi nhánh gần nhà so với một cuộc gọi qua video đã đặt lịch. Tuy nhiên, việc sử dụng Zoom ngày càng phổ biến có thể thúc đẩy việc gặp mặt trực tiếp sẽ diễn ra như thế nào.

Thứ ba, các chi nhánh ngân hàng sẽ giống phòng chờ dịch vụ hơn. Cái nhìn và cảm nhận về các chi nhánh và phòng giao dịch sẽ thay đổi. Các giao dịch viên hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch hàng ngày – những giao dịch mà hiện tại đang được làm trực tuyến - tại các chi nhánh sẽ ít đi. Các chi nhánh và phòng giao dịch sẽ giống như các phòng chờ dịch vụ. Sự có mặt của nhân viên ngân hàng chỉ để hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch trên thiết bị của riêng họ và không gian sẽ được chia thành các khu vực chỗ ngồi ấm cúng hơn cho các cuộc trò chuyện riêng tư. Thay đổi thiết kế của các chi nhánh và phòng giao dịch theo cách này cũng sẽ hỗ trợ bất kỳ sự giãn cách xã hội nào có thể diễn ra.

Thứ tư là sự hợp tác về số hóa sẽ tăng tốc. Vì dịch bệnh COVID-19, các cơ quan quản lý và ngân hàng đã phối hợp cùng nhau để nhanh chóng hỗ trợ khách hàng duy trì hoạt động ngân hàng trong thời kỳ đầu bùng phát dịch - các ví dụ trong đó bao gồm sự hợp tác để tăng tính khả dụng của dịch vụ ngân hàng qua video ở một số thị trường. Chúng tôi dự đoán rằng sự hợp tác này sẽ còn tiếp tục thêm nữa khi lộ trình số hóa ngày một gia tăng và phát triển sang các lĩnh vực mới như AI và học máy.

Thứ năm, các ngân hàng thành lập lâu đời sẽ ngày càng giống ngân hàng công nghệ mới (challenger bank) hơn ở tại các thị trường khác thị trường nội địa và quan hệ đối tác sẽ ngày càng được thúc đẩy.

Việc đẩy nhanh số hóa dịch vụ cho khách hàng cũng thúc đẩy mối quan hệ đối tác ngày càng khắng khít giữa ngân hàng và các nền tảng số, chẳng hạn như những đơn vị bán lẻ trực tuyến và các nền tảng xã hội. Dựa trên mối quan hệ hợp tác này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, dù đang chuẩn bị chi tiêu hay giao lưu xã hội.

"Tách biệt ra, chúng ta hiện đang chứng kiến những người chơi mới mang thế mạnh kỹ thuật sốtham gia vào thị trường ngân hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng kỳ vọngrằng khi các nền tảng kỹ thuật số được mở rộng nhiều hơn, các ngân hàng quốc tế được thành lập lâu đời sẽ bắt đầu thách thức với các dịch vụ lấy kỹ thuật số làm trọng tâm ở cả trong và ngoài thị trường nội địa của họ", ông Kenvin Martin chia sẻ.

Đối với người tiêu dùng, cả hai thay đổi này sẽ có một lợi ích rất rõ ràng: lựa chọn dành cho người tiêu dùng sẽ nhiều hơn. Đối với các ngân hàng đã thành lập lâu đời, đây là cơ hội để cạnh tranh trên các thị trường, các phân khúc và những thị trường mới.

"Chúng ta không chắc chắn lắm liệu sau dịch COVID-19 mọi hoạt động sẽ quay trở lại bình thường như trước đây. Dịch bệnh COVID-19 đã khiến tất cả chúng ta tập trung thành một xã hội để có thể xử lý trên một loạt các giải pháp cho đến những vấn đề gia đình nhằm hỗ trợ mọi người sống tốt xuyên suốt mùa dịch. Và một vào trong số những giải pháp này đã tồn tại vĩnh viễn. Nhưng trong khi một số bộ phận của các ngành dịch vụ giống như ngân hàng sẽ thay đổi, thì yếu tố con người sẽ vẫn tồn tại - đặc biệt là khi liên quan đến những sự việc phức tạp và cần có sự trấn an", ông Kevin Martin nhận định.

Thu Thuỷ

Theo Trí thức trẻ

Link gốc : https://cafef.vn/buc-tranh-nganh-ngan-hang-thoi-ky-hau-covid-19-se-nhu-the-nao-20200930084948537.chn

Bạn đang đọc bài viết Bức tranh ngành ngân hàng thời kỳ hậu Covid-19 sẽ như thế nào? tại chuyên mục Tài chính ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tài chính ngân hàng
Sự hỗn loạn ngày càng tăng của thị trường, sự không chắc chắn xung quanh cuộc bầu cử ở Mỹ và những lo ngại rằng đại dịch có thể quay trở lại đang buộc các nhà đầu tư rời bỏ vàng, cổ phiếu và chuyển sa