Dù ít được biết đến hơn củ, nhưng lá sâm Ngọc Linh, đặc biệt khi được sấy lạnh, có thể đạt mức giá lên tới 150 triệu đồng mỗi kg, khiến giới tiêu dùng không khỏi bất ngờ.
![]() |
Lá sâm Ngọc Linh sau khi sấy lạnh giữ được màu sắc và dược chất, có giá lên đến 150 triệu đồng/kg. Ảnh: Vườn sâm cung cấp |
Tuy nhiên, giá trị cao cũng kéo theo những hệ lụy. Trên thị trường hiện nay, tình trạng trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng phổ biến, đẩy người tiêu dùng vào nguy cơ mua nhầm sản phẩm không đảm bảo dược tính, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe.
![]() |
Không chỉ có ngoại hình đặc biệt, lá sâm Ngọc Linh còn chứa tới 16 loại saponin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Vườn sâm cung cấp |
Điểm đặc biệt dễ nhận biết của lá sâm Ngọc Linh chính là hình dáng chân vịt độc đáo. Mỗi lá gồm 5 lá chét xòe đều, gắn với thân qua hai cuống dài mảnh, mọc thành vòng ở phần ngọn cây, có màu xanh đậm và mùi thơm dịu nhẹ. Chính đặc điểm này giúp người trồng có thể phân biệt được đâu là lá thật, đâu là giả.
Không chỉ có ngoại hình đặc biệt, lá sâm Ngọc Linh còn chứa tới 16 loại saponin – hoạt chất quý giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường. Chính điều này khiến lá sâm ngày càng được săn đón, không chỉ tại Việt Nam mà còn từ các thị trường nước ngoài.
![]() |
Mỗi năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 12, người dân vùng núi Ngọc Linh bắt đầu mùa thu hoạch lá. Thời điểm này cây đã cho hạt, lá được cắt để cây dồn dinh dưỡng nuôi củ. Lá sau khi thu hái sẽ được đem phơi khô hoặc sấy lạnh tùy điều kiện, sau đó bảo quản để dùng dần hoặc bán ra thị trường.
Lá sâm thường được người dân địa phương sử dụng theo hai cách phổ biến. Một là dùng để pha trà, chỉ cần vài lá hãm với nước sôi là đã có một thức uống giúp tinh thần sảng khoái, nhẹ nhàng. Hai là ngâm rượu, với tỉ lệ khoảng 100g lá khô cho 2–3 lít rượu nồng độ cao. Sau vài tháng, rượu chuyển sang màu vàng sẫm, mang hương vị đặc trưng và được xem là bài thuốc bồi bổ cơ thể hiệu quả.
![]() |
Lá Sâm Ngọc Linh được bán rất nhiều trên các sàn thương mại điện tử, nhưng nguồn gốc và chất lượng vẫn là điều mà người tiêu dùng nên lưu tâm. |
![]() |
Lá Sâm Ngọc Linh (trái) và lá Sâm Lai Châu (phải) đều có những sự khác biệt nhất định về hình thái và kể cả thành phần hoạt chất bên trong mỗi loại lá sâm. |
Lợi nhuận cao khiến thị trường xuất hiện ngày càng nhiều loại lá giả. Một số đối tượng đã trộn lá từ các vùng khác như Lai Châu, thậm chí từ Trung Quốc – có hình dáng gần giống nhưng giá rẻ hơn nhiều và gần như không có nhiều giá trị dược liệu.
Đại diện Công ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum cho biết, phần lớn người mua bị lừa khi đặt hàng qua mạng, không được tận mắt kiểm tra sản phẩm. Lá thật phải có giấy kiểm nghiệm thành phần, đồng thời cần có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Người tiêu dùng nên mua hàng từ các đơn vị có uy tín để tránh ‘tiền mất tật mang’.
Kon Tum hiện là địa phương đi đầu trong phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, độ cao lý tưởng và thổ nhưỡng phù hợp, Kon Tum đang cung cấp hơn 1 triệu cây giống mỗi năm ra thị trường. Chính quyền địa phương cũng đang xúc tiến việc xây dựng thương hiệu, kiểm soát chất lượng và quảng bá sâm Ngọc Linh, như một cách để nâng tầm giá trị nông sản quốc gia.
Lá sâm Ngọc Linh không chỉ là phần phụ của cây sâm quý, mà đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong lĩnh vực dược liệu và kinh tế nông thôn miền núi. Tuy nhiên, giữa ma trận thị trường, sự tỉnh táo của người tiêu dùng cùng nỗ lực bảo vệ thương hiệu từ phía địa phương sẽ là yếu tố then chốt để lá sâm thực sự phát huy được giá trị vốn có.
![]() |
Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum đã có nhiều năm gắn bó phát triển và bảo tồn Sâm Ngọc Linh chất lượng tại vùng đất Kon Tum. |
Là một trong những đơn vị tiên phong trong công tác bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh – loài dược liệu quý hiếm bậc nhất Việt Nam, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum đã có nhiều năm gắn bó với vùng đất đại ngàn Kon Tum. Được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sâm Ngọc Linh, công ty đã và đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng theo hướng bền vững, đồng thời tích cực xây dựng, phát triển và lan tỏa thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.