Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Nhiều 'đại gia' ngành điện bị Kiểm toán Nhà nước “bêu tên” sai phạm

Doanh nhân Việt Nam 14:18 25/08/2021

Theo báo cáo Kiểm toán Nhà nước năm 2020 đã chỉ nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, đầu tư, giải ngân vốn, nghiệm thu,…tại các dự án của nhiều Tổng công ty, tập đoàn có vốn sở hữu của Nhà nước.

Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã nêu tên hàng loạt Tổng công ty, Tập đoàn lớn trong quá trình thực hiện dự án đã để ra nhiều bất cập, chưa phù hợp với quy định.

Cụ thể, Tổng công ty hạ tầng mạng (VNPT Net) chưa đảm bảo tính ổn định, phải điều chỉnh nhiều lần, phê duyệt chậm được VNPT phê duyệt quy hoạch mạng lưới di động VNPT giai đoạn 2016 - 2020 còn chậm (phê duyệt tháng 03/2017), thiếu chi tiết số trạm đến từng tỉnh, chưa đảm bảo tính ổn định, phải điều chỉnh nhiều lần (từ 2017-2019 điều chỉnh 02 lần), còn chưa nhất quán giữa thuyết minh và phụ lục. Bên cạnh đó, VNPT Net lập kế hoạch đầu tư chưa phù hợp cho cả giai đoạn dài, dẫn đến một số thiết bị vô tuyến lắp đặt được một thời gian phải di chuyển đi nơi khác.

Tổng công ty hạ tầng mạng cũng được giao kế hoạch vốn năm 2018, 2019 không có danh mục dự án cụ thể như hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm "Tập đoàn chấp thuận danh mục dự án" đối với dự án tập trung.


Tại một số dự án, Tổng công ty hạ tầng mạng chưa phân tích, đánh giá, xác định quy mô đầu tư tại Dự án Mở rộng mạng MAN-E tại 27 tỉnh, thành phố năm 2019; Net1; Net3 để đảm bảo tính kinh tế, tiết kiệm.


Nhiều đại gia ngành điện bị Kiểm toán Nhà nước “bêu tên” sai phạm - ảnh 1

Tổng công ty hạ tầng mạng phát lộ sai phạm tại nhiều dự án

Tổng công ty Điện lực miền Nam đề xuất danh mục dự án đầu tư và phê duyệt kế hoạch đầu tư hàng năm chưa phù hợp phải điều chỉnh. Đặc biệt trong giai đoạn 2017 - 2019 là giai đoạn chính để thực hiện các nội dung phát triển điện lực của EVNSPC trong kế hoạch 2016 - 2020, nhưng sản lượng điện thương phẩm thực tế đến tháng 8/2020 chưa đạt như quy hoạch được duyệt, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 9,87%/11,2% quy hoạch.


Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực miền Nam có giá trị vốn đầu tư được EVN giao cho EVNSPC theo xu hướng tăng nhưng quá trình thực hiện đều không đạt, tỷ lệ thực hiện hàng năm theo chiều hướng giảm so với kế hoạch được giao.

Tổng công ty Điện lực miền Nam chưa đảm bảo phương án tài chính, phương án trả nợ chưa được tổ chức cho vay thẩm định trước khi quyết định đầu tư: Dự án Lại Sơn, Dự án Cần Đước, Dự án Long Xuyên 2, Dự án Tiên Hải và Dự án Hòn Nghệ.

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, nhiều Tổng công ty, Tập đoàn đã thực hiện dự án khi chưa đảm bảo về danh mục dự án; phê duyệt dự án chưa có trong danh mục quy hoạch, quy hoạch ngành, chưa đầy đủ cơ sở, chưa xác định quy mô đầu tư hoặc chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; thuyết minh dự án chưa đầy đủ nội dung; phương án tài chính, phương án trả nợ chưa được tổ chức cho vay thẩm định trước khi quyết định đầu tư; TMĐT thiếu chính xác, chưa đầy đủ cơ sở; thiết kế không tính toán kết cấu, thiếu nội dung xác định quy mô công trình; chỉ định thầu chưa phù hợp; nhiều dự án chậm tiến độ, thậm chí có dự án phải tạm dừng, chất lượng chưa đảm bảo; hạch toán chưa đầy đủ; chưa xác định và kê khai thuế,…

Có thể kể đến như: Dự án ĐTXD công trình Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1: Tại thời điểm phê duyệt ngày 05/4/2011, Dự án không có trong danh mục các nhà máy điện trong quy hoạch điện VI của Thủ tướng chính phủ.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng chưa có tên trong danh mục đề án cung cấp than của Bộ Công Thương tại Quyết định số 5964/QĐ-BCT ngày 09/10/2012 và Quyết định số 2845/QĐ-BCT ngày 06/5/2013.


Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: PVN Phê duyệt dự án khi chưa làm rõ khả năng huy động vốn đầu tư theo ý kiến của Bộ Tài chính và của Ngân hàng Nhà nước; tính toán lại một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tài chính có một số yếu tố không phù hợp so với phương án ban đầu: Dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Long Phú: PVN phê duyệt đầu tư dự án trong khi báo cáo thẩm định thiếu ý kiến thẩm định về các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, thiếu ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng; Dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Long Phú; Dự án ĐTXD công trình Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1; Dự án ĐTXD cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Sông Hậu.

Dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Long Phú: thiếu thuyết minh về các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.


Một số khác được Kiểm toán nhà nước nhận định về Tổng mức đầu tư thiếu chính xác hoặc chưa đầy đủ cơ sở: Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng; Dự án ĐTXD công trình Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Dự án đường dây 500kV Nhiệt điện Long Phú - Ô Môn; Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng; Dự án ĐTXD công trình Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.


Tổng công ty Điện lực miền Nam chỉ định thầu chưa phù hợp tại Dự án Cần Đước và Dự án Long Xuyên 2; Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Chỉ định thầu Gói thầu số 6 (EPC Nhà máy chính) chưa đảm bảo quy định, dẫn đến Nhà thầu được chỉ định gặp khó khăn trong quá trình thực hiện và không thực hiện đúng tiến độ hợp đồng do chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu nhà máy nhiệt điện có công nghệ phức tạp.


Nhiều đại gia ngành điện bị Kiểm toán Nhà nước “bêu tên” sai phạm - ảnh 2

Trụ sở Tổng công ty Điện lực miền Nam

Tại một số dự án khác cũng xảy ra tình trạng nguồn vốn; nghiệm thu, bàn giao công trình khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định; ghi nhận chi phí đầu tư chưa đúng quy định.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng: Chưa xác định và kê khai thuế GTGT 3,0225 tỷ đồng đối với hoạt động tư vấn quản lý dự án theo quy định của hợp đồng.

Dự án ĐTXD công trình Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1: Chi phí đi vay thực tế phát sinh đến ngày 30/6/2020 là 4.425,218 tỷ đồng, vượt cơ cấu chi phí đi vay trong TMĐT điều chỉnh (là 3.754,329 tỷ đồng).


Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3: Chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Chưa thực hiện đầy đủ các thử nghiệm đối với tổ máy phát điện, hệ thống kích từ, hệ thống điều tốc đã bàn giao đưa vào vận hành hòa lưới điện.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Ghi nhận chi phí đầu tư 142,244 tỷ đồng đối với Máy biến áp bị rơi là chưa đúng quy định do thiết bị trên chưa được các bên ký xác nhận (BQLDA, tư vấn quản lý dự án và nhà thầu PTSC) bàn giao máy móc thiết bị theo quy định và ghi nhận chi phí đầu tư Gói thầu số 6 (EPC nhà máy chính) vượt 38,23 tỷ đồng so với đơn giá trọn gói ban đầu theo quy định hợp đồng.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị chính phủ, thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán, trong đó số kiến nghị xử lý tài chính của KTNN đối với niên độ ngân sách 2019: 61.761 tỷ đồng, gồm các khoản tăng thu 5.103 tỷ đồng (Thuế, phí, lệ phí 2.494 tỷ đồng; thu khác 2.609 tỷ đồng); giảm chi NSNN 13.247 tỷ đồng (Giảm chi thường xuyên 9.316 tỷ đồng; giảm chi đầu tư 3.931 tỷ đồng) và xử lý tài chính khác 43.411 tỷ đồng (điều chỉnh số liệu quyết toán, chưa đủ thủ tục, chưa được quản lý, theo dõi, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các khoản ngoài ngân sách...).

KTNN cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ KH&ĐT chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ: Giao kế hoạch vốn NSTW cho một số dự án tại các địa phương chưa phù hợp phạm vi, đối tượng của Chương trình 266,397 tỷ đồng.

Bổ sung vốn dự phòng NSTW chậm dẫn đến các địa phương không thể triển khai phân bổ được trong năm 2018 nên phải kéo thời hạn giải ngân đến hết 31/12/2020 số tiền 2.097 tỷ đồng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn dự phòng.

Phân bổ nguồn dự phòng NSTW cho một số dự án đã được ghi vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và được phân bổ vốn song chưa đủ so với kế hoạch vốn trung hạn, dự án đã được ghi vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn hàng năm và giao cho dự án thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP trong khi chưa làm rõ việc địa phương đã sử dụng dự phòng nguồn ngân sách cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu theo quy định tại tiết b khoản 2 Điều 10 Luật NSNN.

Bố trí dự toán năm cho các dự án chưa đủ điều kiện (dẫn đến dự toán chi đầu tư phát triển chưa phân bổ là 16.861,168 tỷ đồng); giao kế hoạch vốn chậm, nhiều lần sau thời điểm 20/12/2018 chưa phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 66 Luật Đầu tư công.

Ngoài ra, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách, các tồn tại trong công tác quản lý đã nêu tại từng báo cáo kiểm toán của KTNN thực hiện trong năm 2020.

Link gốc : https://doanhnhanvn.vn/nhieu-doanh-nghiep-nganh-dien-bi-ktnn-beu-ten-sai-pham-36769.html

Bạn đang đọc bài viết Nhiều 'đại gia' ngành điện bị Kiểm toán Nhà nước “bêu tên” sai phạm tại chuyên mục Pháp luật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Pháp luật