Góp vốn vào dự án là tang vật “vụ án hình sự”
Cụ thể, tại khu đất 43ha là tài sản công nhưng Tổng công ty Sản Xuất – XNK Bình Dương là doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh uỷ Bình Dương đã tự ý chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác. Thương vụ chuyển nhượng đất có dấu hiệu mập mờ, tự ý định giá bèo, gây thất thoát ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.
Ngày 2/10/ 2017 Công ty Âu Lạc chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn trong công ty Tân Phú cho công ty Kim Oanh. Ngay sau đó, Kim Oanh Group nhanh chóng bắt tay vào đầu tư dự án 43 ha đất vàng toạ lạc tại giao lộ Phạm Ngọc Thạch – Võ Văn Kiệt TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương với hơn 2.000 sản phẩm đất nền, nhà phố liền kề.
Thế nhưng, ngay sau đó Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính số 08/QQD-XPVPHC ngày 12/2/2018 đối với công ty Tân Phú, do đã có hành vi vi phạm tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định, buộc dừng thi công dự án.
Không dừng lại ở đó, thông qua nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng vay tiền, góp vốn… chủ đầu tư mới đã huy động vốn của hàng trăm khách hàng. Theo số liệu thống kê, tại bản cân đối kế toán ngày 31/12/2018 của công ty Tân Phú với tổng tài sản là hơn 1.300 tỷ đồng (trong khi đó vốn đầu năm chỉ vọn vẻn hơn 200 tỷ đồng), nợ phải trả là hơn 1.000 tỷ. Liệu số tiền nợ này có phải huy động vốn từ khách hàng của công ty Kim Oanh tại dự án Tân Phú.
Tính đến thời điểm giữa năm 2018 đến tháng 10/2019 công ty Kim Oanh đã có hơn 600 giao dịch được chuyển tiền qua ngân hành theo số tài khoản của công ty Tân Phú với tổng số tiền gần 500 tỷ đồng (chưa tính giao dịch tiền mặt). Trong đó, có những giao dịch có giá trị chuyển nhương vài chục tỷ đồng vào đầu năm 2019 cho công ty Tân Phú để được quyền chọn mua 07 lô đất có tổng diện tích gần 1.000m2. Với giao dịch này thì có thể thấy được các lô đất này được bán giá không dưới 40 triệu đồng.m2, cao gấp 70 lần so với giá chuyển nhượng từ đất “công” sang “tư”.
Với giá trị các bản hợp đồng giá trị hàng tỷ đồng được ghi rõ “Bên B là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Tân Phú, dự án hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện các bước thủ tục pháp lý có liên quan để triển khai hạ tầng và sớm đưa sản phẩm ra kinh doanh. Bên B đồng ý dành cho bên A quyền chọn sản phẩm với các chính sách ưu đãi của bên B tại thời điểm công bố chính thức “quyền chọn” khi dự án đáp ứng các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật.
Phải chăng đây là hình lừa gạt nhà đầu tư, khách hàng của công ty Kim Oanh, chuyên gia kinh tế nhận định rằng thời điểm đó Kim Oanh vẫn chưa được chấp thuận là chủ đầu tư, dự án chưa có giấy phép xây dựng. Đồng thời, dự án Tân Phú là tang vật của “vụ án hình sự” theo quyết định số 02/PC03 khởi tố điều tra của công an tỉnh Bình Dương “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương. Thông qua nhiều hình thức khác nhau của hợp đồng như vay vốn, góp vốn….chủ đầu tư đã huy động vốn của hàng trăm khách hàng. Vấn đề đặt ra là, đã có bao nhiêu khách hang cho vay, góp vốn với Kim Oanh để thực hiện dự án Khu đô thị Tân Phú. Nhà đầu tư, khách hàng đã mua đất, góp vốn cho vay theo hình thức thông qua chuyển tiền vào tài khoản hoặc nộp tiền mặt và nhận lãi suất theo định kỳ 1 hay 3 tháng một lần. Liệu số tiền nợ ngắn hạn gần 1.000 tỷ đồng của công ty Kim Oanh tại dự này có phải là tiền huy động vốn từ khách hàng nhà đầu tư?
Vụ việc tại dự án Khu đô thị Tân Phú đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố hình sự |
Quyền lợi khách hang liệu có giống Alibaba?
Nhiều khách hàng lỡ xuống tiền mua nền tại dự án Tân Phú như ngồi trên đống lửa khi cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án “Vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương. Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố ba bị can về hành vi “vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ông Nguyễn Văn Minh (Chủ tịch HĐQT) Trần Nguyên Vũ (thành viên Hội đồng thành viên, Tổng GĐ công ty Bình Dương) đã bị bắt tạm giam.
Đơn cử như bà T. (quê Miền Trung) chuyển tiền cọc hợp đồng 10 lô đất nền tại dự án 43 ha tại Tân Phú với số tiền 500 triệu đồng vào ngày 6/7/2018. Ngày 30/07/2018 chị T. T.T. H chuyển khoản 3 tỷ đồng góp vốn tại dự án Tân Phú. Ngày 8/01/2019 bà Đ.T.M.N chuyển cho công ty Tân Phú theo hợp đồng góp vốn 462/HDVT số tiền 1.2 tỷ đồng. Không những thế, có những khách hàng cho công ty Tân Phú, góp vốn đầu từ lên 10 tỷ đến 40 tỷ đồng/hợp đồng.
Hiện tại, rất nhiều khách hàng, nhà đầu tư phải gánh một khoản nợ lớn khi vay ngân hàng để đầu tư vào dự án đang bị thanh tra, khởi tố. Anh Nguyễn D. T (quê Hà Nội) chia sẻ, biết doanh nghiệp thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh, khung pháp lý dự án chưa hoàn thiện dẫn đến nhiều bất cập còn tạm chấp nhận được. Đằng này, dự án thuộc diện đưa vào diện thanh điều tra liệu chủ đầu tư có hay không việc đảm bảo cam kết cho nhà đầu tư, khách hàng với mức lãi cao như vậy hay không, tôi rất hoang mang và lo lắng.
Cũng trong tình trạng tương tự, vợ chồng anh Q. (quê Cần Thơ) tiết lộ, khi thấy chủ đầu tư dự án Tân Phú chào mời góp vốn đầu tư tại dự án với lãi suất cao nên tính chuyện đi vay ngân hàng 1 tỷ đồng để đầu tư nhận lãi theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Trong lúc tham khảo thị trường Bất động sản tại khu vực Bình Dương chuẩn bị xuống tiền thì hay thông tin báo chí đưa tin dự án bị thanh tra liên quan đến nhà nước quản lý nên không dám xuống tiền. Nếu những khách hàng không may mắn bình tĩnh hơn và và tìm hiểu kĩ dự án và lựa chọn nhà đầu tư uy tín dễ trở thành “Chủ nợ hoá con nợ”.
Trước vấn đề này, Luật sư Vũ Văn Biên – Trưởng chi nhánh văn phòng Luật An Phước cho rằng, theo quy định của pháp Luật, hiện nay chỉ có 2 trường hợp được huy động vốn là huy động vốn theo luật các tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp, huy động vốn theo luật kinh doanh bất động sản.
Rõ ràng việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng cũng là một hoạt động kinh doanh bất động sản chứ không phải kinh doanh bất động sản chỉ có hình thức “mua” và “bán”. Do đó, ngay cả khi nhà đầu tư huy động vốn bằng hình thức ký kết hợp đồng góp vốn thì cũng phải đáp ứng các điều kiện để bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh như đã nêu ở trên. Luật sư Vũ Văn Biên phân tích.
“Riêng đối với các cá nhân sử dụng doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản (nhưng thực chất không kinh doanh, không có dự án) kêu gọi huy động vốn vào các dự án ma, dự án không có thật, với những thủ đoạn tinh vi, những lời mời chào ngon ngọt, hấp dẫn nhằm lấy lòng tin của người khác để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị khởi tố theo tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Luật sư Vũ Văn Biên phân tích.
Minh Tâm (Theo Sở Hữu Trí Tuệ)