Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 27/04/2024

Trách nhiệm của bí thư, chủ tịch xã Sa Pa ở dự án nghìn tỷ sai phạm?

TDVN 10:49 04/03/2020

Thanh tra tỉnh Lào Cai vừa tiến hành thanh tra và có Kết luận số 03/KL-TT trong việc thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng cao cấp Cầu Mây.

Thi công trước xin phép sau

Theo tìm hiểu, dự án nêu trên có tên thương mại là Mercure SaPa Resort & Spa) do Công ty cổ phần Trường Giang Sa Pa làm chủ đầu tư, được phê duyệt chấp thuận đầu tư năm 2012 và đến năm 2019 được điều chỉnh tại Quyết định số 335/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai.

Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây này do Công ty cổ phần Trường Giang Sa Pa làm chủ đầu tư, được phê duyệt chấp thuận đầu tư năm 2012 và đến năm 2019 được điều chỉnh tại Quyết định số 335/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2 nghìn tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 47ha. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2012 đến hết năm 2023. Tháng 1/2020, sau quá trình thanh tra, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng tại dự án.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp vãng lai ngoại tỉnh phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản (tạm tính), theo báo cáo của chủ đầu tư, năm 2019, công ty chưa kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp vãng lai từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019 với số tiền tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% là hơn 533 triệu đồng.

Về thuế giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh phải nộp đối với các nhà thầu, công ty và một số đơn vị ngoại tỉnh xây dựng công trình tại dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây, theo báo cáo, đến thời điểm thanh tra, công ty đã nghiệm thu khối lượng cho 20 đơn vị thi công với giá trị hoá đơn là hơn 136 tỷ đồng, doanh thu trước thuế là gần 124 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng vãng lai 2% là gần 2,5 tỷ đồng. Trước đó, năm 2017, Thanh tra tỉnh cũng ban hành Kết luận số 02/KL-TT về việc thanh tra đối với dự án này.

Thanh tra tỉnh đã quyết định thu hồi tiền sai phạm về thuế giá trị gia tăng vãng lai đối với 8 đơn vị thi công các công trình trong dự án.

Nhưng sau đó, có 3 đơn vị chưa thực hiện nghiêm quyết định thu hồi là Công ty TNHH Mây tre đan Bông Mai, Công ty TNHH Vạn Hải, Công ty TNHH Xây dựng Vạn Tường. Thanh tra tỉnh cũng đề nghị Chi cục Thuế huyện Sa Pa phối hợp với Công ty cổ phần Trường Giang Sa Pa xác định số thuế giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh phải nộp 2% chưa kê khai là gần 2,5 tỷ đồng đối với các nhà thầu. Sai phạm nghiêm trọng nữa của dự án nghìn tỷ này của Công ty cổ phần Trường Giang Sa Pa đối với hành vi thi công khi chưa có phép.

Cuối năm 2017, Sở Giao thông Vận tải ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng của Công ty cổ phần Trường Giang Sa Pa đối với hành vi thi công khi chưa có phép.

Như vậy, chủ đầu tư thực hiện xây dựng dự án trước khi có hồ sơ thiết kế cơ sở được duyệt (thi công bắt đầu từ năm 2015 và hồ sơ thiết kế cơ sở được duyệt năm 2019). Trước khi được cấp phép đầy đủ, công ty đã "chủ động" thi công trước khoảng vài chục căn. Tiền Phong thông tin.

Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ việc xác định quy mô đầu tư của chủ đầu tư chưa tốt dẫn đến phải điều chỉnh chấp thuận đầu tư, thay đổi mật độ xây dựng từ 9,6% lên 19,7%.

Cần xử lý trách nhiệm của Ban thường vụ huyện Sapa

Dư luận đặt câu hỏi, thay vì kiên quyết xử lý vi phạm thì các cơ quan chức năng Lào Cai hiện chưa có những biện pháp cứng rắn, đang tìm mọi cách để chụm lại cùng chủ đầu tư để hợp thức hóa cho các công trình sai phạm trên?

Ông Nguyễn Trọng Hài, Bí thư huyện ủy Sapa giai đoạn để dự án xảy ra sai phạm hiện mới được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Xây dựng - GTVT tỉnh Lào Cai.

Hay việc “buông lỏng” quản lý, công tác kiểm tra, rà soát quá trình thực hiện dự án trên địa bàn của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý còn thiếu sót, chưa làm tròn trách nhiệm?

Tại thời điểm giai đoạn trước, ông Nguyễn Trọng Hài, Tỉnh ủy viên giữ Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa. Mới đây nhất ông này được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông vận tải – Xây dựng tỉnh Lào Cai.

Trong khi đó, ông Lê Tân Phong giữ chức Chủ tịch UBND huyện. Ông Phong cũng từng nhiều năm giữ vai trò Phó Chủ tịch ở huyện này trong giai đoạn dự án này xảy ra hàng loạt vi phạm. Với cương vị điều hành chính quyền, ông Phong sẽ phải chịu trách nhiệm trước tập thể, thường vụ huyện và tỉnh về sự thiếu giám sát của mình trong điều hành quản lý.

Dư luận cho rằng, với hàng loạt sai phạm ở các dự án trên địa bàn Sapa kéo dài suốt thời gian qua, trách nhiệm trước hết thuộc về lãnh đạo của huyện này.

Người đứng đầu là Bí thư huyện và Chủ tịch huyện phải nêu gương trong việc nhận trách nhiệm trong việc để xảy ra những vi phạm ở các dự án xây dựng ngay trên địa bàn mình quản lý.

Bên cạnh đó là trách nhiệm của các sở Xây dựng, Tài nguyên môi trường trong việc kiểm tra giám sát công tác xây dựng dự án triển khai.

Mới đây ông Phan Đăng Toàn, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Sa Pa kể từ ngày 10/01/2020.

Có lẽ với cương vị mới với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác ngành thanh tra, người dân thị xã Sapa hy vọng lãnh đạo sẽ tập trung xử lý dứt điểm các dự án, công trình xây dựng sai phạm kéo dài suốt thời gian dài vừa qua gây thất thoát ngân sách nhà nước cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân địa bàn.

Trong khi đó, với trách nhiệm là Giám đốc Sở Xây dựng – Giao thông vận tải tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Trọng Hài cũng sẽ phải rõ ràng câu chuyện trách nhiệm của mình trong giai đoạn lãnh đạo ban thường vụ thị xã Sapa để xảy ra những tồn tại, sai phạm ở các dự án trên địa bàn.

Chúng tôi tiếp tục thông tin về sự việc.

Theo Đầu tư Việt Nam

Link gốc : https://dautuvietnam.com.vn/thoi-su/tin-tuc-trong-nuoc/bi-thu-chu-tich-thi-xa-sapa-co-trach-nhiem-gi-o-du-an-nghin-ty-sai-pham-a5640.html

Bạn đang đọc bài viết Trách nhiệm của bí thư, chủ tịch xã Sa Pa ở dự án nghìn tỷ sai phạm? tại chuyên mục Pháp lý bất động sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Pháp lý bất động sản