1.Tăng trưởng kinh tế đặt 7,02%
Kinh tế Việt Nam đạt 7,02% thuộc nhóm hàng đầu khu vực, vượt qua mọi dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong ba qua, xuất nhập khẩu lần đầu vượt mốc 500 tỷ USD, trong đó xuất khẩu cao gấp 4 lần so với mặt bằng chung toàn cầu giúp Việt Nam vươn lên thứ 22 toàn cầu về quy mô xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc top đầu khu vực |
- Quốc hội thông qua nhiều quyết sách kinh tế
Năm 2019, 18 Luật và 27 Nghị quyết được Quốc hội thông qua nhiều quyết sách kinh tế quan trọng như: Luật đầu tư công sửa đổi, Luật chứng khoán, Luật thuế sửa đổi, 2 Nghị quyết cho phép Chính phủ đươc chọn Nhà đầu tư sân bay Long Thành. Đáng chú ý là các quyết sách ảnh hưởng tới người lao động cả nước như: tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 tuổi, nữ là 60 tuổi.
Nhiều quyết sách kinh tế quan trọng được Quốc hội thông qua |
- CPTPP có hiệu lực và EVFTA được ký kết
Sau 9 năm đàm phán Hiệp định thương mại tự do EVFTA đã được ký kết, hiệp định cam kết về mức cắt giảm thuế cao nhất trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã từng ký kết. Trong năm qua Hiệp định CPTTP bắt đầu có hiệu lực giúp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực này tăng đáng kể.
Lễ ký kết Hiệp định CPTTP tại Chile |
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động kinh tế Việt Nam
Năm qua xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng xuất sứ made in Việt Nam để né thuế khi xuất sang Mỹ. Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng ngừa thương mại và gian lận xuất sứ vừa được Chính phủ ban hành trong năm nay thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ Việt Nam.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh minh họa |
- Made in Việt Nam bị vi phạm nghiêm trọng
Năm 2019 tình trạng vi phạm made in Việt Nam ở thị trường trong nước vẫn xảy ra liên tiếp đặc biệt với những doanh nghiệp có tên tuổi. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc từ ngành Hải quan tới Quản lý thị trường.
Xe đạp Trung Quốc gắn mác Việt Nam xuất sang Mỹ. Ảnh tinhhoa,net |
6.Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên diện rộng và hệ lụy ngành chăn nuôi
Ngày 19/2/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố thông tin Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Đây được xem là dịch bệnh nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin phòng chống và chưa thể chữa trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định chưa có loại dịch nào gây ra tác hại lớn và khó khăn trong quá trình ứng phó như dịch tả lợn châu Phi. Toàn hệ thống chính trị đã quyết liệt trong công tác phòng chống dịch. Tính đến trung tuần tháng 12, tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là gần 6 triệu con với trọng lượng 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn cả nước. Dịch đã làm nguồn cung thịt lợn trên thị trường khan hiếm, đẩy giá thịt lợn tăng cao trong những tháng cuối năm.
Dịch tả lợn châu phi bùng phát khiến nguồn cung thịt lợn trong nước thiếu nghiêm trọng |
- Kinh tế số Việt Nam bùng nổ đạt 12 tỷ USD
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số của khu vực Đông Nam Á với quy mô trị giá 12 tỷ USD cao gấp 4 lần so với năm 2015. Truyền thông trực tuyến, thương mại điện tử, gọi xe trực tuyến, du lịch trực tuyến được cho là đóng góp chính cho sự bùng nổ này.
Phiên hiến kế về phát triển kinh tế số Việt Nam |
- Lừa đảo đa cấp công nghệ bùng nổ
Hàng chục nghìn người với số tiền bị mất lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi vụ là hậu quả của lừa đảo đa cấp công nghệ năm qua. Các dự án núp bóng tên công nghệ, hay các ví điện tử giả danh, mô hình đa cấp biến tướng để huy động vốn trái phép. Cơ quan cảnh sát điều tra đã vào cuộc và lên tiếng cảnh báo.
Lừa đảo đa cấp biến tướng. Ảnh minh họa |
- “Dự án Ma” náo loạn thị trường bất động sản
Không giấy phép đầu tư, không quy hoạch chi tiết, không phải là đất ở vẫn được bán cho khách hàng dưới dạng hợp đồng đặt cọc, góp vốn đó là những “Dự án Ma” náo loạn thị trường BĐS năm qua. Hàng ngàn công ty bất chính bị gọi tên thậm chí bị khởi tố hình sự trong đó nổi lên là Công ty Alibaba khi lừa đảo hơn 6000 nhà đầu tư với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Tập đoàn Alibaba lừa đảo hơn 6000 nhà đầu tư, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng |
- Xét sử nghiêm minh những vụ án kinh tế nghiêm trọng
Năm 2019 lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng hai vị Bộ trưởng cùng bị bắt vì tội nhận hối lộ đó là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn trong vụ án nâng giá Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu AVG để bán cho Mobifone khiến Nhà nước thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Đây chính là thể hiện quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tham nhũng củng cố niềm tin của toàn thể nhân dân.
Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông bị tuyên chung thân về tội "Nhận hối lộ", và tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư và sử dụng vốn công gây hậu quả nghiêm trọng". |