Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 04/07/2025

Đề xuất hậu kiểm thông tin sản phẩm bán trên các nền tảng thương mại điện tử

TDVN 10:08 04/07/2025

Bộ Y tế đang đề xuất sửa đổi toàn diện quy định về hậu kiểm trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 15.

Theo đó, dự thảo đề xuất hậu kiểm đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ như: theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền về sản phẩm thực phẩm; Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm điều kiện đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh thực phẩm và các đợt kiểm tra cao điểm về an toàn thực phẩm; Khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm;

Thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức, cá nhân trong nước vàngoài nước về dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm;

Thông tin, cảnh báo về sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với các điều kiện quy định về an toàn thực phẩm;

Đề xuất hậu kiểm thông tin sản phẩm bán trên các nền tảng thương mại điện tửẢnh minh họa.

Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thôngtrên thị trường phát hiện sản phẩm thực phẩm có nhãn hàng hóa không đúng quyđịnh hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng,quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nội dung tiến hành hậu kiểm, dự thảo đề xuất, kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo; Kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định; Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng, an toàn sản phẩm;

Trong đó dự thảo nêu, trong quá trình kiểm tra, trường hợp sản phẩm có dấu hiệu không bảo đảmchất lượng, an toàn thì lấy mẫu theo quy định.

Theo dự thảo mới, Bộ Y tế đề xuất ngoài các nội dung hậu kiểm truyền thống như đối chiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra cả tính nhất quán của thông tin sản phẩm giữa sàn thương mại điện tử và thực tế lưu thông.

Điều này có nghĩa là cơ quan chức năng không chỉ dừng lại ở việc xem giấy tờ, mẫu kiểm nghiệm mà còn trực tiếp so sánh nội dung quảng cáo, nhãn mác, hình ảnh trên các nền tảng bán hàng trực tuyến với sản phẩm thực tế.

Đây là điểm hoàn toàn mới so với nghị định 15 hiện hành, vốn chưa đề cập rõ cơ chế kiểm tra chéo thông tin trên sàn thương mại điện tử.

Cụ thể dự thảo quy định đối với thực phẩm kinh doanh trên thương mại điện tử, ngoài kiểm tra tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc và an toàn, cơ quan hậu kiểm bắt buộc tiến hành so sánh tính thống nhất của các thông tin đăng tải trên website, sàn thương mại điện tử với sản phẩm thật.

Trong quá trình hậu kiểm, nếu phát hiện nghi vấn về chất lượng hoặc an toàn, cơ quan chức năng vẫn tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm như quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, trong dự thảo Nghị định mới Bộ Y tế cũng bổ sung, sửa đổi nhiều biểu mẫu quản lý nhằm tạo thuận lợi cho việc giám sát, lưu trữ, dữ liệu hậu kiểm, đồng thời phối hợp liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo minh bạch thông tin từ Trung ương đến địa phương.

Tại dự thảo Nghị định, để tăng tính răn đe, Bộ Y tế đề xuất bổ sung quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Đồng thời gỡ bỏ thông tin sai lệch trên các nền tảng thông tin điện tử của cơ quan quản lý.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe có quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã cấp.

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận doanh nghiệp không đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm phù hợp;

- Trong thời gian 12 tháng bị xử phạt hành chính từ 02 (hai) lần trở lên do vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại chương IV Luật Antoàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Theo đề nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra;

- Sử dụng chất cấm trong danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc trong danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

- Sản xuất hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

- Trong thời gian 12 tháng để xảy ra 02 (hai) vụ ngộ độc thực phẩm trở lên hoặc để xảy ra từ 01 (một) vụ ngộ độc thực phẩm gây tử vong;

- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có sử dụng tài liệu giả, con dấu giả, chữ ký giả;

- Sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả hoặc làm giả kết quả kiểm nghiệm trong hồ sơ kiểm soát chất lượng sản phẩm của cơ sở;

- Tổ chức, cá nhân không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc không hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian 12 tháng tại địa điểm đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Những đề xuất sửa đổi trong Nghị định 15 thể hiện quyết tâm của Bộ Y tế trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, siết chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Điều này nhằm bảo vệ tốt hơn sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Link gốc : https://tieudung.kinhtedothi.vn/bao-ve-ntd/de-xuat-hau-kiem-thong-tin-san-pham-ban-tren-cac-nen-tang-thuong-mai-dien-tu-87549.html

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất hậu kiểm thông tin sản phẩm bán trên các nền tảng thương mại điện tử tại chuyên mục Thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Thị trường
Giá ngoại tệ ngày 3/7/2025, USD tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt vào thứ Tư, khi các dữ liệu kinh tế củng cố kỳ vọng của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất.