Dầu giảm do số liệu kinh tế của Mỹ yếu
Giá dầu giảm trong phiên đêm qua sau khi số liệu kinh tế của Mỹ yếu và sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị hoãn lại cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.
Thị trường dầu mỏ đã phục hồi từ mức thấp nhất của đợt bán tháo. Chốt phiên 30/7, dầu WTI đóng cửa giảm 1,35 USD hay 3,3% xuống 39,92 USD/thùng sau khi giảm 5% trong đầu phiên giao dịch. Dầu thô Brent giảm 81 US cent hay 1,9% xuống 42,94 USD/thùng.
GDP của Mỹ đã giảm 32,9%, giảm mạnh nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu lưu trữ hồ sơ trong năm 1947. Ngoài ra số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tăng, một dấu hiệu cho thấy sự bùng phát bệnh dịch ngày càng nghiêm trọng ở Mỹ.
Mối đe dọa tiềm tàng với sự phục hồi nhu cầu dầu do tổ chúc OPEC và các đồng minh gọi là OPEC+ đã thiết lập tăng sản lượng trong tháng 8, bổ sung thêm 1,5 triệu thùng/ngày vào nguồn cung toàn cầu.
Vàng kết thúc chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối năm 2017
Giá vàng giảm trong phiên qua do các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau khi vàng tăng trong 9 phiên liên tiếp, mặc dù triển vọng vẫn là tăng giá.
Vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.952,3 USD/ounce, mất chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 12/2017. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa giảm 0,6% xuống 1.942,3 USD.
Vàng đã giao dịch gần mức kỷ lục 1.980,57 USD/ounce trong phiên trước sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ giữ lãi suất không đổi, trong khi cam kết sử dụng đầy đủ các công cụ của mình miễn là cần thiết để phục hồi sau đại dịch.
Trong dài và trung hạn, thị trường đang theo xu hướng tăng và vẫn trong tư thế tăng giá.
Đồng giảm do lo lắng về kinh tế và đại dịch
Giá đồng giảm trong phiên vừa qua do niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi số ca nhiễm virus tăng vọt và thêm bằng chứng về tác động của đại dịch tới nền kinh tế.
Số liệu cho thấy Đức, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đã giảm kỷ lục 10,1% trong quý 2 và nền kinh tế Mỹ đã giảm 32,9%, tốc độ sụt giảm sâu nhất kể từ cuộc đại suy thoái.
Đồng trên sàn giao dịch kim loại London đã giảm 0,5% xuống 6.445 USD/tấn. Giá đã tăng vọt hơn 50% kể từ mức thấp hồi tháng 3 lên đỉnh 2 năm tại 6.633 USD/tấn vào ngày 13/7, một phần do lo lắng về nguồn cung từ nhà sản xuất hàng đầu Chile. Trong ngắn hạn giá đồng có thể giảm nhẹ xuống 6.250 USD/tấn.
Giá đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm, đóng cửa tăng 1,8% lên 14.720 CNY/tấn, do sự phục hồi tốt hơn dự kiến tại nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.
Quặng sắt, thép Trung Quốc tăng do hy vọng kích thích của chính phủ
Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc đóng cửa phiên tăng do Bắc Kinh có mục tiêu hoàn thành việc phát hành trái phiếu địa phương vào cuối tháng 10 được xem như một kích thích cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc đã phát hành hạn ngạch trái phiếu đặc biệt hàng năm của chính quyền địa phương ở mức 3,75 nghìn tỷ CNY trong năm nay. Bộ tài chính đã cấp cho chính quyền địa phương quyền tự chủ để sử dụng số tiền thu được, nếu họ thiếu các dự án cơ sở hạ tầng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng phiên thứ 3 liên tiếp, tăng 1% lên 840 CNY (119,91 USD)/tấn.
Thép thanh giao tháng 10 tăng 0,5% lên 3.767 CNY/tấn trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải. Thép cuộn cán nóng đóng cửa tăng 1,1% lên 3.819 CNY/tấn.
Tồn kho các sản phẩm thép chính tại nhà máy và của các thương nhân tăng 1,3% lên 22,3 triệu tấn trong ngày 30/7, theo số liệu công ty tư vấn Mysteel.
Đây là tuần thứ 6 liên tiếp giá tăng sau khi Trung Quốc bước vào mùa mưa, mặc dù tồn kho tăng ở tốc độ chậm lại so với tốc độ tăng 1,7% trong tuần trước.
Cao su Nhật Bản cao nhất trong 7 tuần
Giá cao su của Nhật Bản tăng vượt mức cao nhất trong 7 tuần do sự gia tăng trong giá Thượng Hải và đồng JPY giảm giá so với USD, bất chấp lo ngại về số ca nhiễm virus tăng vọt trên thế giới.
Hợp đồng cao su trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 3,4 JPY hay 2,1% lên 164,8 JPY (1,57 USD)/kg. Trong đầu phiên giá đã đạt mức cao nhất kể từ ngày 8/6 tại 166,1 JPY.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 140 JPY lên 10.885 CNY (1.554 USD)/tấn. Trước đó trong phiên giá đã đạt 11.145 JPY, cao nhất kể từ ngày 5/3.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ chậm lại
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng trong tuần này do khủng hoảng virus corona ngày càng tồi tệ ở nước này gây trở ngại về mặt hậu cần, trong khi lũ lụt lan rộng tại Bangladesh gây thiệt hại nghiêm trọng.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức giá 380 – 385 USD/tấn trong tuần này tăng từ 377 – 382 USD/tấn trong tuần trước.
Các nhà xuất khẩu gạo tại Ấn Độ đang vật lộn để hoàn thành các đơn hàng do hạn chế của các container và công nhân tại nhà máy và tại cảng giao dịch lớn nhất Kakinada nằm ở bờ biển phía đông.
Tại Bangladesh, lũ lụt nặng nề đã nhấn chìm gần 50.000 ha ruộng lúa.
Gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 465 – 483 USD/tấn trong ngày 30/7 từ 450 – 482 USD một tuần trước do đồng baht mạnh hơn so với USD.
Tại Việt Nam, gạo 5% có giá không đổi so với một tuần trước từ 440 – 450 USD/tấn.
Cà phê robusta cao nhất 7,5 tháng
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa biến đổi nhẹ tại 1.340 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất 7,5 tháng tại 1.381 USD trong đầu phiên giao dịch.
Các đại lý cho biết nhu cầu robusta là mạnh do loại cà phê này được sử dụng rộng rãi để sản xuất cà phê hòa tan.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 3,75 US cent lên 1.1535 USD/lb, đạt cao nhất kể từ giữa tháng 4.
Arabia được hưởng lợi từ đồng real của Brazil mạnh lên và lo ngại rằng việc phong tỏa và giá thấp có thể gây thiệt hại cho sản lượng của Trung Mỹ.
Giá cà phê tại Việt Nam tăng trong tuần này do nguồn cung hạn hẹp khi cuối vụ và do yêu cầu giãn cách xã hội của chính phủ tại một số nơi của khu vực trồng cà phê.
Việt Nam đang tìm cách hạn chế sự bùng phát virus corona mới, với các ca nhiễm mới được báo cáo tại 6 thành phố và tình thành trong tuần qua.
Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê ở giá 33.000 – 33.200 đồng (1,41 – 1,43 USD)/kg, tăng nhẹ từ 31.800 – 32.000 đồng một tuần trước.
Các thương nhân tại Việt Nam đã chào bán cà phê robusta loại 2 (5% hạt đen và vỡ) ở mức cộng 130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại London, giảm từ 160 USD trong tuần trước.
Tại Indonesia, cà phê robusta Sumatran được chào ở mức cộng 240 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9, giảm từ mức cộng 250 USD một tuần trước do nguồn cung mới đang tăng từ vụ thu hoạch.
Đường tăng
Đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,1 US cent lên 12,11 US cent/lb, sau khi đạt đỉnh 12,27 US cent trong ngày 28/7, cao nhất kể từ ngày 8/7. Các đại lý cho biết đường được lợi từ lo lắng về sản lượng đang giảm tại Thái Lan, nhà xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới.
Doanh số bán đường tại Châu Âu dần trở lại mức dự báo trước khi bùng phát Covid-19.
Đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 3,2 USD lên 368,2 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 31/07
Theo CafeF