Hà Nội, Thứ Hai Ngày 09/09/2024

Cách phân biệt rượu vang thật, giả

Bảo Lâm _ CLVN 08:05 27/12/2019

Với thủ đoạn ngày càng tinh vi, không khó để những chai rượu vang giả qua mắt người tiêu dùng

Thời điểm cận Tết là khoảng thời gian được nhiều gian thương lợi dụng để thực hiện các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép, thậm chí sản xuất rượu giả, rượu kém chất lượng, đặc biệt là rượu vang. Vốn ít lời nhiều, hàng trăm ngàn chai rượu vang dễ dàng được bán ra trong dịp Tết , lừa dối người tiêu dùng.

Nhanh chóng, đơn giản, dễ tìm kiếm nguyên liệu, chả có khó khăn gì để sản xuất ra một chai rượu vang nhái. Chỉ cần một lượng nhỏ dung dịch màu được rót vào chai. Tiếp đến, đổ đầy vào một loại dung dịch màu trắng có mùi giống như mùi cồn. Trong khoảng 30 phút, hàng trăm chai rượu thành phẩm được pha chế thành công. Tiếp đó, hàng loạt chiếc tem mác "nhái" từ những thương hiệu nổi tiếng rất tìm mua ở các chợ đầu mối được dán lên. Vậy là một chai rượu vang "nhập ngoại" được ra đời với cái giá không khác gì vang thật. Sau đó, chúng sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng, những người nhẹ dạ cả tin.

Vì lợi nhuận khổng lồ, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, nhiều đơn vị đã sẵn sàng sản xuất những chai rượu vang giả, vang nhái để bán "trà trộn" vào thị trường dưới cái "mác" vang cao cấp. Điều này không chỉ khiến thị trường vang cuối năm trở nên phúc tạp, mà còn khiến các đơn vị sản xuất, phân phối vang chính hãng phải "đau đầu" vì bị làm nhái, còn người tiêu dùng thì mất niềm tin, vì thật giả lẫn lộn không biết tin vào đâu.

Trong những dịp lễ Tết, các cơ quan chức năng và lực lượng kiểm tra đã tăng cường các buổi kiểm tra, giám sát hàng hóa, nhanh chóng xử phạt, thu giữ các cửa hàng, đơn vị sản xuất rượu vang giả, vang nhái. Tùy theo từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng, hành vi sản xuất, phân phối rượu giả sẽ bị xử lý thích đáng. Cụ thể, theo Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Người có hành vi vi phạm còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất rượu giả; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục như buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, Trường hợp sản xuất rượu giả là hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e Khoản 8, Điều 3 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì sẽ bị xử lý theo Điều 14, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và mức phạt tiền thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 90 triệu đồng tùy theo mức vi phạm. Người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm: Tịch thu tang vật vi phạm; Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm. Đồng thời, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Bạn đang đọc bài viết Cách phân biệt rượu vang thật, giả tại chuyên mục Tư vấn tiêu dùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tư vấn tiêu dùng