Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet )
Từng là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp truyền thống, mỡ lợn ngày nay lại gây tranh cãi khi nhiều người lo ngại ảnh hưởng đến tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, theo Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, không chỉ giúp nhuận tràng, giải độc mà còn góp mặt trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Vấn đề nằm ở cách sử dụng. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng để mỡ lợn thực sự trở thành “thực phẩm vàng” cho sức khỏe:
1. Dùng mỡ lợn vừa đủ
Mỡ lợn chứa hơn 40% chất béo bão hòa. Nếu dùng quá nhiều có thể làm tăng cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì.
Người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 30g mỡ lợn mỗi ngày. Tốt nhất là chỉ để tạo vị cho món ăn, không lạm dụng.
2. Chế biến đúng cách
Nhiệt độ cao có thể biến mỡ lợn thành “chất độc” khi sinh ra các hợp chất gây ung thư như benzopyrene, acrylamide...
Hãy đun lửa vừa, không để mỡ sôi cháy hoặc tóp quá vàng sậm.
3. Kết hợp thông minh
Mỡ lợn rất hợp khi nấu với rau củ, thịt nạc... Giúp món ăn thơm hơn, dễ ăn hơn.
Tránh dùng thêm mỡ lợn trong các món đã có nhiều dầu mỡ như chiên giòn, kho mặn. Đồng thời, nên xen kẽ dùng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành..
4. Bảo quản kỹ
Mỡ lợn nên được để trong lọ kín, cất tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát, tránh côn trùng.
Chỉ dùng mỡ trong vòng 3 tháng. Mỡ để lâu dễ ôi, biến chất, gây hại cho gan và tiêu hóa.
5. Biết kiêng đúng lúc
Người có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cao, béo phì, rối loạn lipid máu… nên hạn chế dùng mỡ lợn.
Thay vào đó, hãy chọn dầu có lợi cho tim như dầu oliu, dầu hướng dương.
Ngoài thực phẩm, mỡ lợn còn là thuốc
Từ lâu, mỡ lợn đã được Đông y dùng để chữa táo bón, ho khan, khàn tiếng, rạn da, nứt cổ gà, thậm chí cả chứng chậm nói ở trẻ nhỏ. Một số bài thuốc dân gian còn kết hợp mỡ lợn với mật ong, rượu hoặc thảo dược khác để làm cao, viên hoàn hoặc thuốc bôi ngoài da.
Mỡ lợn không xấu nếu bạn hiểu cách dùng. Ăn vừa phải, chế biến đúng, kết hợp thông minh, bảo quản cẩn thận và biết kiêng khi cần – đó chính là cách biến mỡ lợn thành “thực phẩm vàng” đúng nghĩa.