Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp toàn cầu' đối với dịch virus corona. Virus mới cho đến nay đã gây tử vong ở khoảng 3% bệnh nhân mắc bệnh. Con số này nghe có vẻ không cao nhưng nó có cùng tỷ lệ tử vong với bệnh cúm 'Tây Ban Nha' năm 1918 đã giết chết hàng triệu người trên toàn thế giới. Và con số đó cũng đang ngày càng tăng lên.
Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều người muốn biết: Tôi có thể làm gì để bảo vệ bản thân tốt nhất? Mối quan tâm này là điều dễ hiểu. Và theo các chuyên gia, bên cạnh những chiếc khẩu trang hiệu quả, có một cách tốt nhất để bạn có thể phòng ngừa virus corona cho mình và người thân.
Hiệu quả nhất là một chiếc khẩu trang vừa khít, ôm chặt khuôn mặt
Có ba loại khẩu trang cơ bản bạn có thể mua. Đầu tiên là loại khẩu trang vải có thể giặt. Sau đó là khẩu trang y tế dùng một lần làm từ giấy và các loại sợi khác.
Cuối cùng là những chiếc khẩu trang vừa khít chuyên dùng cho nhân viên bệnh viện - được gọi là 'khẩu trang' N95 hoặc FFP3. Đây cũng là sản phẩm sử dụng một lần.
Hiệu quả của từng loại khẩu trang trong bất kỳ ổ dịch nào sẽ phụ thuộc vào mức độ lây lan của virus. Một số vi-rút di chuyển trong 'giọt' nước bọt. Các nhà khoa học hiện nay đang đánh giá phương thức lây truyền của chủng virus Corona nhưng hầu hết virus lây lan qua nước bọt văng ra khi ho, hắt hơi. Khi người nhiễm ho, hắt hơi, họ tiết ra nước bọt hoặc chất nhầy. Người xung quanh có thể hít phải hoặc chạm tay vào chất chứa virus rồi lây nhiễm.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được coronavirus lây lan như thế nào. Nếu nó di chuyển qua phương pháp 'giọt nước' giống như SARS và MERS, thì khẩu trang có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các hạt bị trục xuất từ người xung quanh khi ho hoặc hắt hơi. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, virus không phải lúc nào cũng như vậy. Và bởi vì hầu hết các khẩu trang không vừa khít quanh mặt, các hạt nhỏ trong không khí vẫn có thể đi qua miệng và mũi.
Như Giáo sư Raina MacIntyre, Đại học New South Wales ở Sydney, Australia nói: "Hiệu quả của khẩu trang chống nhiễm trùng trong không khí là thấp, vì chúng không đủ khít quanh mặt và không lọc tốt".
Giáo sư MacIntyre là nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và giáo sư về an ninh sinh học toàn cầu, một chuyên gia nghiên cứu về hiệu quả của các loại khẩu trang.
"Các loại khẩu trang vải kém chất lượng hoàn toàn không có hiệu quả và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng - đặc biệt nếu chúng không được giặt thường xuyên", Giáo sư MacIntyre nói.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu đồng nghiệp của bà tại Đại học New South Wales, Tiến sĩ Abrar Chughtai nói: 'Một cái gì đó vẫn còn tốt hơn là không có gì”.
Hiệu quả nhất, nghiên cứu cho thấy là một chiếc khẩu trang vừa khít, ôm chặt khuôn mặt. Các bác sĩ và y tá được khuyên nên đeo những loại khẩu trang này để chống lại vi trùng trong không khí, trong các hạt nhỏ lơ lửng không khí và đi sâu vào phổi - như bệnh sởi, loại virus truyền nhiễm nhất được biết đến.
Bác sĩ Li Zhang, thuộc Bệnh viện Jinyintan của Vũ Hán, đang chiến đấu với virus coronavirus mới tại tâm chấn. Viết trong tuần qua trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh, ông nói rõ: “Nhân viên y tế cần loại khẩu trang vừa khít dùng một lần để ngăn chặn virus”.
Khẩu trang có thể ngăn chặn một người nào đó lây nhiễm cho người bệnh khác. Tại Bệnh viện Gia đình Bắc Kinh vào tuần trước, tất cả mọi người được yêu cầu đeo khẩu trang phẫu thuật - để bảo vệ bệnh nhân.
Cách phòng thủ tốt nhất - rửa tayổ chức Y tế Thế giới khuyên nên đeo găng tay có thể giặt hoặc dùng một lần ở nơi công cộng, và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa có cồn
Mặc dù câu hỏi về hiệu quả triệt để của khẩu trang còn bỏ ngỏ, người dân nhiều nơi vẫn đang lung tìm mua. Nhiều nhà bán lẻ đã hết sạch hàng và giá tăng cao gấp mười lần. Tại nhiều nơi ở Trung Quốc, do thiếu hụt, một số người thậm chí còn phải dùng vỏ bưởi, vỏ cam, bình nhựa... để làm khẩu trang.
Nhưng có lẽ, có những điều hữu ích hơn bạn có thể làm. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên đeo găng tay có thể giặt hoặc dùng một lần ở nơi công cộng, và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa có cồn. Tránh chạm vào tay nắm cửa và các bề mặt công cộng khác.
Đứng cách người bệnh 2m; ho và hắt hơi vào khăn giấy - sau đó vứt nó đi và rửa tay. Đừng dùng chung khăn tắm. Khi được hỏi sẽ đưa ra lời khuyên gì trong tình trạng này, Giáo sư Heymann không ngần ngại: "Rửa tay”.