VKS Quân sự Trung ương vừa hoàn tất Cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hiến (cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân chủng Hải quân) và các bị can liên quan đến sai phạm đất đai xảy ra tại ba khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).
Cáo trạng xác định ông Hiến đã không kiểm tra, tin tưởng vào cấp dưới nên đã ký phê duyệt các văn bản để đưa ba khu đất Quốc phòng (số 2; số 7-9 và 9-11 tổng cộng hơn 7.300 m2 đường Tôn Đức Thắng) vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 939 tỷ đồng.
Để đảm bảo việc khắc phục hậu quả vụ án, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng yêu cầu UBND TP HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường không làm thủ tục phát mại tài sản, mua bán chuyển nhượng, tặng cho đối với ba khu đất quốc phòng này.
Đồng thời, VKS Quân sự Trung ương kiến nghị thu hồi cả ba khu đất vàng này, trên cơ sở bảo đảm lợi ích hợp pháp các bên. Hiện khu đất Quốc Phòng này đang có trụ sở của ngân hàng Techcombank.
Theo kết luận điều tra, trung tuần tháng 5/2008, Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành được thành lập với vốn điều lệ 1.050 tỉ đồng, gồm ba cổ đông là Công ty Hải Thành (23,63%), Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Mai Anh (26,37%), và CTCP Đầu tư TCO Việt Nam nắm 50% còn lại.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Biển đảo Hải Thành (Hải Thành) tiền thân là Công ty kinh doanh dịch vụ nhà khách và du lịch Hải Thành trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải Quân, được thành lập lại theo Quyết định số 581/QĐ-QP ngày 27/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nợ xấu của ngân hàng này đang ở mức cao. Trong khi đó viện kiểm sát quân sự trung ương đang kiến nghị thu hồi lại đất Quốc Phòng sai phạm hiện đang là trụ sở của Techcombank ở TPHCM |
Sau khi sát nhập thêm công ty may Hải Thịnh, kể từ năm 2010, Hải Thành bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty Hải Thành đã được Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân giao ký kết với 4 đối tác thành lập các công ty liên doanh để khai thác các khu đất quốc phòng, trước mắt chưa sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng chuyển sang làm kinh tế.
Cụ thể, Hải Thành sẽ thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Những dự án bất động sản tại 4 lô đất kể trên tại đường Tôn Đức Thắng (Quận 1, Tp. HCM) cũng được phát triển theo phương thức này.
Cũng cần lưu ý rằng, tại các liên doanh, số cổ phần chi phối đều thuộc về các đối tác tư nhân (đa phần đều có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm phát triển bất động sản) thay vì doanh nghiệp của Bộ Tư lệnh Hải quân.
TCO Việt Nam có tham gia vào dự án M-One Nam Sài Gòn (quy mô 13.904 m2, tọa lại tại số 32/12 Bế Văn Cấm, Quận 7, Tp. HCM); dự án khu dân cư Cồn Tân Lập (tại phường Xương Huân, thành phố Nha Trang); hay dự án xây dựng Tổ hợp văn phòng cho thuê - dịch vụ thương mại tại góc đường Quang Trung, Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, Hà Nội).
Hồi tháng 6/2019 vừa qua, công ty con của TCO Việt Nam là Công ty TNHH MTV Tư vấn và Kinh doanh bất động sản TCO đã nhận chuyển nhượng hơn 34,6ha đất tại Khu đô thị Gia Lâm.
Ở một thương vụ khác cũng rất đáng chú ý vào năm 2016, Công ty TNHH Phát triển dự án Techcom Developer - trước khi sáp nhập vào TCO Việt Nam - cùng Công ty Quản lý quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) tham gia góp vốn với Vietnam Airlines để hợp tác chuyển đổi Vasco thành hãng hàng không SkyViet nhưng không thành.
Quay trở lại với dự án 9-11 Tôn Đức Thắng, ngày 16/12/2009, TCO Việt Nam và Mai Anh đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án cao ốc văn phòng, thương mại và dịch vụ trên khu đất này. Dự án có quy mô đầu tư 2.000 tỷ đồng, với 34 tầng nổi và 2 tầng hầm, trên diện tích xây dựng 1.917 m2. Dự án được khởi công vào năm 2011 và hoàn thành vào tháng 7/2013.
Tới tháng 2/2018, TCO Việt Nam bất ngờ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong liên doanh Mai Thành cho cá nhân bà Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1974). Tuy nhiên, nữ cổ đông mới vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với giới chủ của TCO Việt Nam.
Như đã đề cập, CTCP Đầu tư TCO Việt Nam thành lập năm 2009, đã tham tham gia vào một số dự án bất động sản trên địa bàn TP HCM, đáng kể nhất là hợp tác với Thảo Điền Invest triển khai dự án M-One Sài Gòn quy mô 13.904 m2 tại Bế Văn Cấm, Quận 7, TP HCM.
Ở một thương vụ gây chú ý không kém, Công ty TNHH Phát triển dự án Techcom Developer trước khi sáp nhập vào Đầu tư TCO từng cùng một pháp nhân có liên quan là Công ty Quản lí quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) năm 2016 tham gia góp vốn với Vietnam Airlines, để hợp tác chuyển đổi Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) thành hãng hàng không SkyViet.
Tuy nhiên "giấc mơ bay" của nhóm này sau đó bất thành. Về phần mình, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Mai Anh là thành viên của Hoa Lâm Group - một tập đoàn bất động sản lớn ở TP HCM.
Ngày16/12/2009, TCO Việt Nam và Thương mại Mai Anh kí thoả thuận hợp tác đầu tư Dự án Cao ốc văn phòng, thương mại, dịch vụ tại số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, với tổng giá trị gần 2.000 tỉ đồng.
Dự án có diện tích xây dựng 1.917 m2, quy mô 34 tầng nổi, 2 tầng hầm khởi công tháng 4/2011, và hoàn thành 27 tháng sau đó (tháng 7/2013), được thu xếp bởi cả VietBank Chi nhánh TP HCM lẫn Techcombank Chi nhánh Sài Gòn.
Tháng 2/2018, TCO Việt Nam chuyển nhượng hết cổ phần trong Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành cho bà Nguyễn Thị Thu Hà. Dù vậy đây nhiều khả năng chỉ là nghiệp vụ tái cơ cấu sở hữu, bởi nữ doanh nhân thường trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội có không ít liên hệ tới nhóm chủ của TCO Việt Nam.
Sau khi dự án hoàn thành, Techcombank Sài Gòn đã lựa chọn tòa nhà làm trụ sở Chi nhánh. Vì vậy, khu cao ốc văn phòng này cũng có thể coi là biểu tượng cho vị thế của Techcombank khu vực phía Nam. Và chính khu đất này cũng là nơi khiến thứ trưởng Bộ Quốc Phòng vướng lao lý.
Theo đó, trong khi ông Nguyễn Văn Hiến bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" thì các bị can: Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga, Đoàn Mạnh Thảo, Trần Trọng Tuấn (phó giám đốc công ty Hải Thành) bị truy tố về tội "vi phạm quy định về quản lý đất đai".
Nợ xấu hàng nghìn tỷ vẫn mạo hiểm rót vốn cho doanh nghiệp mới
Báo cáo tài chính mới nhất của Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) do ông Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch HĐQT cho thấy, nợ xấu đang ở mức 3,7 ngàn tỷ, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 2,3 ngàn tỷ. Đặc biệt, Techcombank còn “mạo hiểm” cho 1 doanh nghiệp bất động sản mới thành lập chưa đầy 2 năm vay tới gần 6.000 tỷ đồng và tiếp tục chi 1,5 ngàn tỷ đồng để mua trái phiếu của chính doanh nghiệp này.
Báo cáo cũng ghi nhận, nợ phải trả của Techcombank tính đến ngày 30/9 là 309 ngàn tỷ đồng, trong đó, đáng chú ý là tiền gửi khách hàng 220 ngàn tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá là 14 ngàn tỷ đồng, các khoản nợ khác (công nợ, chi phí khoản lãi, phí phải trả) là gần 14 ngàn tỷ đồng.
Vào tháng 9/2019, Ngân hàng Nhà nước đưa ra cảnh báo rủi ro và yêu cầu các ngân hàng thương mại siết chặt hoạt động đầu tư trái phiếu DN, nhất là trái phiếu của các DN bất động sản. Theo Ngân hàng Nhà nước, hoạt động đầu tư trái phiếu DN của các ngân hàng thương mại nói chung tiềm ẩn rủi ro lớn. Một số ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu DN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh. Cơ quan này nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu DN.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính mới đây của Công ty cổ phần dịch vụ Newco tiết lộ, hiện doanh nghiệp này đang có khoản vay ngắn hạn 1.487 tỷ đồng và vay dài hạn 4.500 tỷ đồng từ ngân hàng Techcombank. Theo đó, tổng cộng NewCo nợ Techcombank gần 6.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, đến cuối tháng 6, NewCo còn khoản nợ 1.500 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Được biết, số trái phiếu này từng được phát hành hồi tháng 5/2019 và Techcombank là trái chủ duy nhất. Số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, lãi suất kỳ đầu tiên là 10,35%/năm.
Điều bất ngờ là NewCo mới chỉ được thành lập được vỏn vẹn 2 năm. Báo cáo tài chính bán niên năm 2019 (riêng lẻ), không ghi nhận đồng doanh thu bán hàng nào trong 6 tháng đầu năm, trong khi đó ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính đạt 278,5 triệu đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 189 triệu đồng.
Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2018, Newco không có hoạt động kinh doanh, không ghi nhận doanh thu hay chi phí nào dù đã được thành lập từ tháng 11/2017.
Tìm hiểu cho thấy, NewCo được thành lập vào tháng 11/2017, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 13, Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khi mới thành lập, quy mô vốn điều lệ đăng ký của NewCo là 64,8 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là: Nguyễn Việt Sơn (15,43%), Nguyễn Quang Khải (69,13%) và Phan Trung Hiếu (15,43% vốn điều lệ). Người đại diện theo pháp luật là bà Bạch Thị Mai Hoa, sinh năm 1970.
Bà Hoa cũng từng là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Thành phố Mặt Trời, được thành lập vào năm 2006, đăng ký địa chỉ trụ sở chính trùng với NewCo.
Tính tới tháng 4/2019, quy mô vốn của NewCo đã được nâng lên mức 1.574 tỷ đồng, giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do ông Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1965) đảm nhiệm.
Mặc dù đã có cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước nhưng không hiểu vì lý do gì Techcombank vẫn cho NewCo – mới thành lập chưa đầy 2 năm vay gần 6.000 tỷ đồng và bỏ 1,5 ngàn tỷ đồng để mua trái phiếu của doanh nghiệp này?
Các cổ đông của Techcombank sẽ nghĩ gì về thương vụ ngàn tỷ khó hiểu này? NewCo - doanh nghiệp mới thành lập lấy gì đảm bảo để Techcombank "mạo hiểm" bỏ ra gần 6.000 tỷ đồng cho vay và 1,5 ngàn tỷ đồng mua trái phiếu?
Ai đã đứng ra chịu trách nhiệm thẩm định năng lực tài chính của NewCo?