Dựa trên hai nghiên cứu trước đây, công nghệ này được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Tây Bắc Illinois. Các nhà nghiên cứu bắt đầu với một miếng bọt biển cellulose rẻ tiền có bán trên thị trường và đặt nó trong hỗn hợp các hạt nano goethite pha tạp mangan. Sau đó, họ lấy nó ra, để khô và rửa sạch bằng nước để loại bỏ bất kỳ hạt lỏng lẻo nào.
Kết quả là một miếng bọt biển với lớp phủ hạt nano diện tích bề mặt cao chỉ dày hàng chục nanomet. Các hạt goethite pha tạp mangan được chọn không chỉ vì chúng hấp thụ các ion chì mà còn vì chúng rẻ tiền và không độc hại đối với con người.
Khi miếng bọt biển được ngâm trong nước máy có chứa hơn một phần triệu chì, nó sẽ cô lập các ion chì đến mức không còn phát hiện được chúng trong nước… điều này làm cho nước trở nên an toàn để uống.
Hơn nữa, chì sau đó có thể được loại bỏ khỏi miếng bọt biển bằng cách rửa miếng bọt biển trong nước có tính axit nhẹ, đồng thời, chì được thu hồi có thể sử dụng trong các sản phẩm như pin, trong khi miếng bọt biển đã rửa sạch được tái sử dụng để xử lý nước bị nhiễm độc nhiều hơn, tuy nhiên, nó không hiệu quả lắm trong các chu kỳ sau, chỉ có thể loại bỏ hơn 90% chì ion chì từ các mẫu.
Các nhà khoa học hiện đã phát triển một nền tảng được gọi là Lớp phủ bọt biển vật liệu nano cho kim loại nặng (Nano-SCHeMe), để hướng dẫn các nhóm khác lựa chọn hạt nano khác nhau để cô lập các loại kim loại nặng khác nhau.
Giáo sư Vinayak Dravid - tác giả chính của bài báo về nghiên cứu cho biết: “Sự hiện diện của các kim loại nặng trong nguồn nước là thách thức to lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Đó là vấn đề lớn đòi hỏi các giải pháp có thể được triển khai dễ dàng, hiệu quả và không tốn kém. Đó cũng là lý do miếng bọt biển của chúng tôi xuất hiện. Nó có thể loại bỏ ô nhiễm và sau đó được sử dụng nhiều lần".
Theo ViệtQ