Bị công nhân “quây” dự án
Vào tháng 1/2018, trước khu căn hộ Opal Garden của Tập đoàn Đất Xanh tại địa chỉ đường số 20, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM để yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu chính DESCON (Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp DESCON) thanh toán tiền lương cho công nhân.
Vụ "lùm xùm" gây mất trật tự an ninh, đã khiến các đơn vị nghiệp vụ thuộc UBND quận Thủ Đức, UBND phường Hiệp Bình Chánh, Công an quận, Công an phường, bảo vệ dân phố... được điều động đến hiện trường để giữ trật tự, đồng thời phối hợp với các bên liên quan giải quyết vụ việc.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vụ việc xảy ra từ sáng 8/1 khi gần trăm công nhân của hơn 10 tổ đội (nhà thầu phụ của DESCON thi công) đến công trình dự án nói trên làm việc nhưng không được vào vì Đất Xanh Group đã chấm dứt hợp đồng với DESCON với lý do nhà thầu này chậm tiến độ.
Do chưa được trả lương, đồng thời chưa chốt được những hạng mục dang dở nên các tổ đội và công nhân đã khóa cổng công trình, không cho các công nhân khác vào làm việc. Lực lượng bảo vệ của Đất Xanh Group được điều động đến can thiệp khiến tình hình căng thẳng, nguy cơ mất ANTT. Ngay khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo phường Hiệp Bình Chánh điều động lực lượng đến giữ trật tự, đồng thời báo cáo UBND quận và Công an quận Thủ Đức để phối hợp giải quyết.
Lãnh đạo Đất Xanh Group, Ban giám đốc Công ty DESCO và đại diện tổ đội, công nhân đã làm việc với chính quyền địa phương. Phía Đất Xanh Group cho biết đang xác định khối lượng dang dở và làm thủ tục thanh toán cho DESCON số tiền là 8 tỷ đồng, chậm nhất là ngày 15 đến 20/1/2018. Tuy nhiên các công nhân, tổ đội đã đề nghị là phải giải quyết trả tiền ngay, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng.
Đến sáng 9/1, tình trạng lộn xộn tại khu vực công trình dự án Opal Garden tiếp tục căng thẳng.
Dự án Opal Garden do Đất Xanh Group làm chủ đầu tư (DESCON tham gia thi công từ tháng 9/2017) cao 17 tầng (1 tầng hầm) được khởi công tháng 8/2016.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, dự án này liên tiếp gây ra các sự cố gây bức xúc cho người dân xung quanh như gây nứt nhà dân, làm vật liệu rơi xuống khu dân cư.
Nghiêm trọng nhất là sự cố thanh thép dài 6m từ tầng 9 công trình rơi cắm vào nhà dân xảy ra vào sáng ngày 24/8/2017 khiến chủ đầu tư và đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng Thương mại – Dịch vụ Trần Long bị Thanh tra Sở Xây dựng lập biên bản xử lý, đồng thời phải bồi thường cho nhà dân bị thiệt hại.
Chuyển nhượng trái quy định, khách hàng mòn mỏi đợi “sổ đỏ”
Tháng 5/2019, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản trả lời rằng việc Đất Xanh tiến hành chuyển nhượng 123 nền đất tại dự án Gold Hill (huyện Trảng Bom) là sai quy định.
Việc Công ty Cổ phần dịch vụ BĐS Đất Xanh (thuộc Đất Xanh Group) ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 123 lô đất nền cho khách hàng là không đúng quy định tại Điều 72 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15.5.2014 của Chính Phủ và văn bản số 3188/UBND- CNN ngày 8.2.2012 UBND tỉnh Đồng Nai.
UBND tỉnh Đồng Nai khuyến cáo khách hàng mua đất có quyền khởi kiện người ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân để được xem xét giải quyết theo quy định.
Trước đó, vào tháng 3/2019, hàng chục khách hàng mua dự đất nền tại dự án Gold Hill đã mang băng rôn, cùng kéo đến trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh (đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đòi sổ đỏ.
Ngay sau đó, Đất Xanh Group cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư đã hoàn tất xong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ các nền đất của dự án Gold Hill. Trong đó, 90% lô đất này đã được chuyển sang tên cho khách hàng, chỉ còn 10% lô đất đang đứng tên chủ đầu tư".
Như vậy, sự việc khách hàng mua đất tại dự án Gold Hill nhiều năm không có sổ đỏ theo UBND tỉnh Đồng Nai là do lỗi của Công ty Đất Xanh. Đến hiện nay, khách hàng vẫn đang mòn mỏi chờ đợi vào sự nghiêm minh của cơ quan chức năng sớm có những biện pháp xử lý đối với công ty Đất Xanh để đem lại quyền lợi cho hơn 100 khách hàng tại dự án Gold Hill.
Ngoài ra, phía Tập đoàn Đất Xanh, luôn khẳng định việc chậm trễ trong hoàn tất thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận cho khách hàng là yếu tố khách quan, xuất phát từ chính quyền địa phương.
Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định việc Tập đoàn Đất Xanh tiến hành chuyển nhượng 123 nền đất tại dự án Gold Hill là sai quy định. Việc Đất Xanh đổ lỗi cho cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận đối với 123 nền đất tại dự án này là hoàn toàn không có cơ sở.
Trong cuộc gặp với khách hàng ngày 10/9/2019, đại diện Công ty Đất Xanh trả lời về tình trạng chậm trễ, không sang tên chuyển nhượng được quyền sử dụng đất do việc xây dựng nhà văn hóa bị chậm do UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản đề xuất Công ty Đất Xanh chuyển tiền cho UBND huyện Trảng Bom làm chủ đầu tư và thực hiện xây dựng. Cũng theo đại diện Công ty Đất Xanh, công ty đang chờ đơn giá duyệt dự toán của phía huyện.
Rất nhiều lần, sau khi người mua đất nền khiếu nại, chủ đầu tư dự án lại đổ lỗi “vì lý do khách quan” và “mong nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ và hợp tác từ khách hàng để cùng nhau giải quyết các vấn đề vướng mắc gặp phải”. Nhiều người mua đất nền dự án Gold Hill ngán ngẩm, không biết đến khi nào mới có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nhận chuyển nhượng đất “không qua đấu giá” của Petroland
Sau khi có thông tin "Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Công ty Petroland Bùi Minh Chính", cùng thời điểm rộ lên các thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng vốn Công ty CP Đầu tư Dầu khí Thăng Long của Petroland cho Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh.
Cũng theo lập luận của nhóm cổ đông, việc chuyển nhượng dự án cho Đất Xanh của HĐQT Petroland là sai hoàn toàn trong việc định giá và quy trình đấu giá cổ phần nhà nước theo nghị định 91/2015/NĐ-CP. |
Thương vụ này đã gây rất nhiều tranh cãi tại ĐHCĐ thường niên năm 2019 của Petroland.
Cụ thể, biên bản ĐHCĐ thường niên 2019 đã nêu rõ việc cổ đông đề nghị HĐQT xem xét việc huỷ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Petroland tại Thăng Long Petrol cho Đất Xanh.
Trả lời việc chuyển nhượng cổ phần của Thăng Long Petro có thu về lợi nhuận cho Petroland hay không, có qua đấu giá hay không, lãnh đạo Petroland từng thừa nhận, việc chuyển nhượng cổ phần của Thăng Long Petro không qua đấu giá.
Cũng theo lập luận của nhóm cổ đông, việc chuyển nhượng dự án cho Đất Xanh của HĐQT Petroland là sai hoàn toàn trong việc định giá và quy trình đấu giá cổ phần nhà nước theo nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Chưa kể, theo hợp đồng chuyển nhượng vốn cho Đất Xanh, Petroland còn phải thực hiện nghĩa vụ "bao" luôn tiền đóng sử dụng đất cho Đất Xanh. Theo đó, Petroland có thể phải mất thêm tầm 500 tỷ đồng tiền đóng quyền sử dụng đất tại Quận 9. Điều mà hầu như từ trước đến nay chưa từng có tiền lệ.
Ở báo cáo của DXG cho biết, DXG đã đầu tư 573,3 tỷ đồng cho thương vụ mua lại 99,9% quyền sở hữu tại Thăng Long Petrol.
Liên quan đến mức giá chuyển nhượng 563,65 tỷ đồng (trên cơ sở định giá 9 triệu đồng/m2 cho diện tích 6,26 ha) mà cổ đông Petroland cho rằng “bán rẻ như cho”, Đất Xanh cho biết việc thẩm định giá được xác định trên cơ sở giá thị trường và phương pháp thẩm định phù hợp với thực tế tại thời điểm chuyển nhượng.
Theo đó, lãnh đạo Tập đoàn Đất Xanh cho rằng tài sản công ty nhận chuyển nhượng từ Petroland – cụ thể là dự án chung cư cao tầng (Phước Long B, quận 9, TP. HCM) không phải là tài sản nhà nước và phần chuyển nhượng là toàn bộ cổ phần của Petroland tại Thăng Long Petro chứ không phải dự án hay quyền sử dụng đất.
Cũng theo Đất Xanh, tại thời điểm công ty nhận chuyển nhượng Thăng Long Petrol, quyền triển khai dự án Thăng Long đang còn dang dở về mặt thủ tục thực hiện; quyền sử dụng đất nguồn gốc là các quyền sử dụng đất của các hộ dân thuộc phường Phước Long B, do Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh phát triển từ năm 2008.
Mập mờ pháp lý, vẫn mang dự án đi rao bán
Vào tháng 3/2019. dư luận xôn xao trước nghi vấn dự án Gem Riverside của Tập đoàn Đất Xanh (khu Nam Rạch Chiếc, phường An Phú, quận 2, TP HCM) tuy “mập mờ” về pháp lý nhưng vẫn chào bán ra thị trường.
Mới đây, Sở Xây dựng TP HCM mới đây cũng đã chính thức lên tiếng khẳng định: "Chưa tiếp nhận và chưa giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, tại dự án Gem Riverside phường An Phú, quận 2, do Công ty Cổ phần Dịch vụ và xây dựng địa ốc Đất Xanh làm chủ đầu tư". |
Trước thắc mắc của nhiều khách hàng cũng như báo chí, Lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM mới đây cũng đã chính thức lên tiếng khẳng định: "Chưa tiếp nhận và chưa giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, tại dự án Gem Riverside phường An Phú, quận 2, do Công ty Cổ phần Dịch vụ và xây dựng địa ốc Đất Xanh làm chủ đầu tư".
Liên quan đến thông tin báo chí phản ảnh có khoảng 1.000 khách hàng đóng tiền đặt cọc, giữ chỗ mua dự án Gem Riverside dù chưa đủ cơ sở pháp lý, Trưởng ban Truyền thông Tập đoàn Đất Xanh khẳng định, bộ phận pháp lý của tập đoàn đang làm rõ vụ việc này với Công ty Khang Hưng - đơn vị đối tác ký hợp đồng phân phối dự án với Đất Xanh.
Ông Vũ cũng khẳng định, đến thời điểm tháng 3/2019, Chủ đầu tư Đất Xanh không có bất cứ hợp đồng mua bán nào tại dự án Gem Riverside. “Do dự án mua lại từ Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc mà doanh nghiệp này đang phải làm rõ nhiều vấn đề pháp lý nên dự án đang chậm lại, chưa triển khai vì có liên đới”, ông Vũ cho biết.
Nghi vấn bán “dự án ma” mang tên Opal Boulevard
Dự án Opal Boulevard do Công ty CP đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An (Công ty Hà An) làm chủ đầu tư, Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group) làm đơn vị phát triển dự án. Công ty Hà An có 99,99% cổ phần của Đất Xanh Group, công ty này được Đất Xanh Group lập ra với vốn điều lệ 242 tỷ đồng.
Theo quảng cáo trên website của Đất Xanh Group, dự án Opal Boulevard có quy mô 2 cụm tháp cao 35 tầng, với gần 1.500 căn hộ và 22 căn thương mại dịch vụ, dự kiến bàn giao dự án trong quý 4/2021.
Mặc dù quảng cáo rằng dự án Opal Boulevard nằm trên đại lộ Phạm Văn Đồng, nhưng theo quan sát thực tế của phóng viên, dự án này có vị trí nằm trên đường Kha Vạn Cân, thuộc KP Bình Đường 2, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Lê Quang Vinh – Trưởng phòng Quản lý nhà, thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương – cho báo chí biết, trên địa bàn tỉnh Bình Dương không có dự án nào mang tên Opal Boulevard.
“Tỉnh không cấp phép chủ trương cho dự án nào mang tên Opal Boulevard xây dựng trên địa bàn, bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghe hay nhìn thấy cái tên dự án này trong hồ sơ trình lên Sở Xây dựng. Về Công ty Hà An, tỉnh chỉ cấp phép dự án mang tên “Khu nhà ở dịch vụ cao tầng đường Kha Vạn Cân”, ông Vinh cho hay.
Như vậy, theo ông Vinh, dự án Opal Boulevard thực chất mang tên “Khu nhà ở dịch vụ cao tầng đường Kha Vạn Cân”. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chủ đầu tư đã tự ý đổi tên dự án. Việc tự ý đổi tên này vi phạm Khoản 3
Có thể thấy ngoài việc “xé rào” mở bán trái phép dự án Opal Boulevard khi chưa thi công phần móng, chưa được cơ quan chức năng cho phép, Đất Xanh Group còn cố tình qua mặt nhà chức trách khi ngang nhiên tự đổi tên dự án trái với Khoản 3, Điều 19, Luật Nhà ở.
Mua đất công với giá “bèo”
Đầu năm 2019, Bộ Công Thương đã có kết luận vụ việc Công ty CP Kim Khí TP.HCM chuyển nhượng khu đất rộng hơn 9.000 m2 tại quận 7 (Hiện là chung cư Lux Garden do Đất Xanh Group làm chủ đầu tư).
Theo đó, tại kết luận số 10700/KL-BCT, do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký ngày 27/12/2018, thể hiện vụ chuyển nhượng khu đất rộng hơn 9.000 m2 trên là chưa đúng quy định.
Cụ thể, khu đất với diện tích hơn 9.000 m2 ở đường Nguyễn Văn Quỳ (P.Phú Thuận, Q.7) được UBND TP.HCM giao cho Công ty CP Kim Khí TP.HCM làm kho chứa hàng từ năm 1990 đến năm 2008.
Tuy nhiên, theo quy hoạch chi tiết 1/2000 do UBND quận 7 phê duyệt thì khu đất này sử dụng làm kho chứa hàng không còn phù hợp nên Công ty CP Kim Khí TP.HCM đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng từ hình thức thuê đất sang chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Bộ Công Thương cho rằng, dự án chưa được Tổng Công ty Thép Việt Nam cho phép chuyển nhượng, nhưng phía bộ phận đại diện vốn đã hoàn tất hồ sơ trình duyệt là không đúng trình tự phê duyệt. Việc nhượng bán tài sản cố định phải được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá hoặc do công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự và thủ tục quy định của pháp luật về đấu giá tài sản...
Trước đó, vào 7/2018, Văn phòng UBND TP.HCM đã có văn bản số 7059/VP gửi Công an TP, Thanh tra TP, các sở, ngành liên quan đề nghị làm rõ thông tin việc chuyển nhượng đất của Công ty cổ phần Kim Khí TP.HCM và sai phạm tại khu dân cư Bắc Rạch Chiếc.
Văn bản của Văn phòng UBND thành phố nêu rõ Công ty cổ phần Kim Khí TP.HCM là công ty do Nhà nước nắm 51% vốn; việc chuyển nhượng khu đất này không thông qua đấu giá, có dấu hiệu bán đất công của Nhà nước với giá rẻ.
Cụ thể, ngày 7/9/2016 UBND TP.HCM đã có quyết định 4671 chấp thuận cho công ty cổ phần Kim Khí TP.HCM làm chủ đầu tư dự án chung cư kết hợp thương mại dịch vụ. Theo đó, tổng diên tích dự án là 9.121 m2, khái toán tổng mức đầu tư là 974 tỷ đồng. Chủ đầu tư phải tự cân đối vốn đầu tư và phải đảm bảo 20% tổng mức đầu tư là vốn của chủ sở hữu.
Dự án này được chuyển nhượng sau đó một tháng cho Tập đoàn Đất Xanh với giá hơn 102 tỷ đồng. Mức giá này được cho là rẻ so với giá thị trường. Văn phòng UBND TP.HCM đã có văn bản 7059 gửi Công an thành phố, Thanh tra thành phố, các sở ngành liên quan đề nghị làm rõ thông tin Công ty Cổ phần Kim Khí TP.HCM chuyển nhượng dự án khu đất cho Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh của ông Lương Trí Thìn.
Liên quan đến lùm xùm vụ mua bán đất công giá rẻ, đại diện Tập đoàn Đất Xanh cho biết sau khi nhận chuyển nhượng doanh nghiệp đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án, kế thừa và thực hiện quyền nghĩa vụ của chủ đầu tư cũ chuyển giao theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra doanh nghiệp cũng hoàn tất thủ tục về đất đai và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định.
Theo Tin tức Việt Nam