Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Theo thống kê của FiinGroup, 10 DN giá trị nhất hai sàn niêm yết và thị trường UPCoM có tổng vốn hóa gần 88 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2018, với 9/10 cái tên đã góp mặt từ bảng xếp hạng năm trước. Tuy nhiên, vị trí đã có nhiều xáo trộn do biến động của giá cổ phiếu trong năm.

Ông Phạm Nhật Vượng

Doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán năm 2019 tiếp tục gọi tên Vingroup, với quy mô 16,7 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2018. Đà tăng chủ yếu nhờ thị giá cổ phiếu VIC đã tăng 21%, từ mức 95.300 đồng lên 115.000 đồng.

Đến cuối quý III, Vingroup có tổng tài sản hơn 357.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu hơn 125.400 tỷ. Một trong những dấu ấn lớn nhất trong năm 2019 của tập đoàn là tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, rút lui hoàn toàn khỏi mảng bán lẻ, dồn lực cho lĩnh vực công nghệ (Vinsmart) và sản xuất (VinFast).

So với bảng xếp hạng năm ngoái, những vị trí còn lại trong top 5 đều có sự biến động. Vietcombank vươn lên vị trí thứ hai về vốn hóa, còn Vinhomes và Vinamilk cùng giảm một bậc, xuống vị trí thứ ba và tư. Vị trí còn lại trong top 5 thuộc về BIDV.

Sự bứt phá của nhóm ngân hàng, với hai đại diện trong top 5 là Vietcombank và BIDV, đến từ đà tăng mạnh của hai cổ phiếu này trong những tháng cuối năm. VCB kết thúc năm 2018 với thị giá hơn 53.000 đồng, đã tăng lên hơn 90.000 đồng vào cuối năm 2019. Còn cổ phiếu BID cũng tăng gần 40%, từ mức 33.000 lên hơn 46.000 đồng.

Còn theo danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” của Forbes Việt Nam, ánh giá quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa, theo phương pháp xếp hạng danh sách Global 2000 (2.000 công ty lớn nhất toàn cầu) của Forbes (Mỹ), thì các doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Hòa Phát, Techcombank, VPBank, THACO, Masan Group… có thứ hạng cao trong danh sách.

Nhiều thành viên các tập đoàn kinh tế tư nhân như Vingroup, Masan Group, FPT có mặt trong danh sách bên cạnh sự có mặt của nhiều tập đoàn lớn, tổng công ty nhà nước cổ phần hóa.

Với đặc thù ngành, lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ lệ áp đảo với 22 đại diện, trong đó có 6 vị trí nằm trong tốp 10. Tiếp theo sau là các ngành dầu khí, bất động sản và bán lẻ.

Trong danh sách, Petrolimex là quán quân về doanh thu với 8,35 tỉ USD trong khi Vietcombank quán quân về lợi nhuận sau thuế với 636 triệu USD. Với 57 tỉ USD, ngân hàng BIDV giữ vị trí quán quân về tổng tài sản và Vingroup dẫn đầu về vốn hóa với giá trị xấp xỉ 16,5 tỉ USD (theo BÁO cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2018).

Bạn đang đọc bài viết Công ty của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng có vốn hóa bao tiền? tại chuyên mục Tập đoàn, cổ phần, tư nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tập đoàn, cổ phần, tư nhân