Theo Nghị quyết số 11/NĐ-HĐQT ngày 27/3/2019 của Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO (CEO Group) sẽ phát hành thêm hơn 102,9 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 1.029 tỷ. Việc phát hành cổ phiếu này để thực hiện góp vốn vào các công ty con. Cụ thể, giành 292 tỷ đồng góp vốn vào công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch Vân Đồn (CEO Vân Đồn), chủ đầu tư dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn; Giành hơn 171 tỷ đồng góp vốn vào Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Nha Trang, chủ đầu tư dự án Sonasea Premier Nha Trang. Ngoài ra, CEO Group giành hơn 405 tỷ đồng để phát triển các dự án River Silk City có quy mô 126 ha tại Phủ Lý, Hà Nam theo phân kỳ.
Dù kế hoạch là vậy, nhưng đến ngày 17/9/2019, CEO Group ban hành Nghị quyết số 24/2019/NĐ-HĐQT về điều chỉnh phương án chi tiết sử dụng nguồn vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. Điều chỉnh này cho thấy, CEO Group đã ưu tiên đầu tư lượng tiền lớn vào dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City, khi tăng hơn 100 tỷ đồng, lên tổng số 405 tỷ đồng cho dự án. Như vậy, đồng nghĩa với việc CEO Group sẽ không tập trung cho dự án River Silk City tại Phủ Lý, Hà Nam, khi dự án này chỉ có 57 tỷ cho các phân kỳ.
Có thể thấy, trong tổng số hơn 1.029 tỷ từ đợt phát hành cổ phiếu, CEO Group đã ưu tiên 40% cho dự án của CEO Vân Đồn. Qua đó, có thể thấy rõ CEO Group đang muốn đẩy mạnh dự án tại đây và các dự án khác dường như sẽ được chậm lại. Việc điều chỉnh này có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của CEO Group.
Khách hàng cẩn trọng khi mua và đầu tư các dự án cắm ngân hàng |
Theo Hòa nhập, không những giành một khoản tiền lớn từ đợt phát hành cổ phiếu này, ngày 8/6/2019, CEO Vân Đồn cũng đã mang một phần dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City đi thế chấp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thanh Xuân.
Tài sản đảm bảo là Các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu các Căn Nhà phố thương mại (Shophouse) thuộc Dự án Xây dựng Công trình Nhà ở liền kề và cảnh quan phố đi bộ (LK-1, LK-2); Các khoản phải thu, các quyền thụ hưởng tiền từ bán, cho thuê các diện tích sàn thương mại và dịch vụ khác từ việc cho thuê các sàn xây dựng, diện tích xây dựng của các Căn Nhà phố thương mại (Shophouse) thuộc Dự án Xây dựng Công trình Nhà ở liền kề và cảnh quan phố đi bộ (LK-1, LK-2) thuộc dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City – phân Khu I, tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, điều lạ lùng là hợp đồng tín dụng với BIDV chi nhánh Thanh Xuân phát sinh từ 8/6/2019, nhưng trong BCTC hợp nhất soát xét quý 2/2019 của CEO Group không thể hiện hợp đồng này.
Một lần nữa tính minh bạch CEO Group lại được đặt dấu hỏi. Vậy CEO Group có “ẩn” hợp đồng thế chấp này trong BCTC hợp nhất hay không? Việc CEO Vân Đồn ký hợp đồng thế chấp, CEO Group có phải ra nghị quyết HĐQT hay không? Có phải công bố thông tin hay không?
Liên quan đến một số sai phạm về thuế, theo kết luận thanh tra thuế số 18/KL-TCT của Tổng cục thuế về kết quả thanh tra trong hai năm (2016-2017) của CEO Group. Qua thanh tra thuế, Tổng cục thuế đã xử lý vi phạm về thuế đối với CEO Group với tổng số tiền hơn 2,8 tỉ đồng.
Dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội) do Tập đoàn CEO Group làm chủ đầu tư vừa công bố mở bán lần thứ 20 do quá ế ẩm dù từng được vinh danh là “Dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2019”.
Mở bán lần đầu tiên từ hơn 4 năm trước nhưng dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden nằm trong khu đô thị Sunny Garden City ở Quốc Oai (Hà Nội) do Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư vẫn chưa bán hết. Ngày 20/2 vừa qua là ngày cuối cùng nhận hồ sơ đợt thứ 20 theo thông báo từ chủ đầu tư và Sở Xây dựng Hà Nội.
Dự án có tổng số 432 căn hộ, trong đó có 346 căn hộ nhà ở xã hội để bán, 86 căn hộ nhà ở xã hội để cho thuê.
Thế nhưng, tại lần thu hồ sơ thứ 20 này, số căn hộ cho thuê còn nguyên 86 căn và số căn hộ để bán còn 24 căn.
Giá bán tạm tính căn hộ nhà ở xã hội tại Bamboo Garden là 9.960.000 đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì); giá cho thuê là 48.000 đồng/m2/tháng (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).
Dự án Bamboo Garden cũng không phải là dự án nhà ở xã hội từ đầu mà Công ty Cổ phần tập đoàn CEO đã nhanh chân xin chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội từ năm 2014 để kịp hưởng những ưu đãi của nhà nước dành cho chủ đầu tư.
Tập đoàn C.E.O báo biên lãi gộp giảm mạnh quý 4/2019, cổ phiếu vẫn sụt. Tuy tình hình kinh doanh trong năm 2019 có khả quan nhưng cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O đang ngập trong sắc đỏ, giảm hơn 28% trong vòng 1 năm qua.
Do giá vốn hàng bán tăng khá mạnh đến 127%, chiếm 1.025 tỷ đồng nên lãi gộp chỉ còn tăng 37%, đến 359 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng giảm mạnh từ 37% của quý 4/2018 về còn 26% của quý 4/2019.
Lũy kế cả năm 2019, Công ty báo doanh thu thuần tăng gấp đôi lên 4.550 tỷ đồng và vượt 42% kế hoạch năm. Biên lãi gộp cũng giảm còn 32% từ mức 38% của năm 2018.Sau khi khấu trừ chi phí và thuế, lãi ròng của CEO trong kỳ đạt gần 112 tỷ đồng, tăng 64% so với quý 4/2018.
Dự án Vân Đồn gây ra nhiều tai tiếng về môi trường |
Lãi sau thuế của Công ty đạt hơn 607 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2018 và vượt 37% kế hoạch được giao. Lãi ròng đạt đến 448 tỷ đồng, gấp đôi so năm trước.
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản Công ty đạt 8.037 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với con số đầu năm. Trong đó hàng tồn kho giảm hơn 50% về còn 1.021 tỷ đồng do giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm 35% so với đầu năm, xuống còn hơn 1.013 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng đạt hơn 625 tỷ đồng.
Khoản phải thu lớn nhất của CEO là từ Công ty TNHH MTV Đầu tư Trang Nguyễn PQ hơn 41 tỷ đồng và CTCP đầu tư và phát triển Đô Thị Xanh gần 37 tỷ đồng.
Khoản nợ phải trả của Công ty tại thời điểm cuối năm giảm 27% so đầu năm nhưng vay nợ tài chính ngắn hạn và dài hạn tăng lần lượt 10% và 74%, chiếm 1.070 tỷ đồng và 1.270 tỷ đồng.
Ngược lại với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2019, thị giá cổ phiếu CEO lại giảm 28% qua 1 năm trở lại đây. Hiện tại, giá cổ phiếu CEO đang giao dịch quanh mức 8.200 đồng/cp. ( Còn nữa).