và đi vào hoạt động hơn 10 năm qua nhưng lại không có giấy phép xả thải và giấy phép đấu nối để thải “chui” ra sông Sài Gòn.
Ngày 3/12/2020, Chi Cục bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM ra văn bản số 1336/CCBVMT-TĐMT về việc kiểm tra thực tế dự án Khu dân cư phức hợp sông Sài Gòn (Khu dân cư Saigon Pearl) tại phường 22, quận Bình Thạnh.
Theo đó, Chi Cục bảo vệ môi trường cho biết, Sở TNMT Tp.HCM nhận được Đơn kiến nghị số 01CV/BQT-SGP ngày 26/11/2020 của Ban Quản trị Khu dân cư Saigon Pearl phản ánh việc quá tải của hệ thống xử lý nước thải thuộc Khu dân cư Saigon Pearl.
Do đó, để có cơ sở xem xét, giải quyết nội dung phản ánh của Ban Quản trị và hướng dẫn Công ty TNHH Vietnam Land SSG (Công ty Vietnam Land SSG) thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Chi Cục bảo vệ môi trường thông báo kế hoạch kiểm tra thực tế tại dự án Khu dân cư Saigon Pearl.
Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở, UBND quận Bình Thạnh, UBND phường 22 (quận Bình Thạnh) và Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Xuân Thành – chuyên gia môi trường. Thời gian tiến hành kiểm tra là vào lúc 9 giờ, ngày 9/12/2020.
Ngoài ra, Chi Cục bảo vệ môi trường còn đề nghị người đại diện pháp luật của Đơn vị (hoặc người được uỷ quyền hợp pháp bằng văn bản) trực tiếp làm việc với Đoàn và chuẩn bị đầy đủ các nội dung cho buổi kiểm tra gồm: Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án; Hồ sơ môi trường của dự án (hồ sơ về các hạng mục công trình xử lý chất thải; hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý chất thải; hoá đơn tiền nước và bảng theo dõi lưu lượng xả thải trong 3 tháng gần nhất).
Khu biệt thự tại Khu dân cư Saigon Pearl do Công ty Vietnam Land SSG làm chủ đầu tư, từng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hàng trăm hộ dân sống tại Khu dân cư Saigon Pearl vô cùng bức xúc vì phát hiện hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư không có giấy phép đấu nối và giấy phép xả thải để thải ra môi trường.
Nhưng đầu tháng 6 năm nay, hàng trăm hộ dân ở đây tá hỏa khi đồng loạt cống nước vệ sinh bị tắc, nhiều hộ bị bốc mùi không rõ lý do. Nhiều nhà đã phải tìm thợ thông tắc cống về sửa, đập cả ống thoát nước... thì phát hiện có rất nhiều giấy vệ sinh không thoát nằm trong ống cống. Thậm chí, có nhiều nhà phải thuê thợ đập ống cống và bơm thoát nước ra ngoài.
Cũng theo cư dân, có nhà bị tắc cống thoát nước, khi móc ra thì phát hiện toàn giấy vệ sinh không tiêu. Qua tìm hiểu, người dân thấy rằng đường ống dẫn nước thải của khu biệt thự cũ có kích thước lớn nhưng được thiết kế theo phương thức chảy tự nhiên (trong khi đường ống dẫn nước của toà Opal có thiết kế nhỏ hơn nhưng sử dụng phương pháp bơm tạo áp nên tiêu thoát nhanh hơn) gây chậm tiêu, ứ đọng cho đường ống khu biệt thự cũ.
Theo công nhân vận hành Trạm xử lý nước thải của dự án Saigon Pearl, đầu năm 2020 đã phát hiện có hiện tượng nguồn nước thải đổ về trạm tăng đột biến. Công ty Cổ phần Đầu tư & Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Việt (Vtech), nhà thầu vận hành hệ thống xử lý nước thải, tháng 10/2017, khi ký hợp đồng với Ban Quản trị Saigon Pearl, nhà thầu không được cung cấp Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải cũng như Giấy phép xả thải của dự án.
Cũng theo nhà thầu này, trạm được xây dựng với thiết kế ban đầu đạt công suất 2.000m3/ngày đêm, theo tiêu chuẩn năm 2000 nên không còn phù hợp. Trong quá trình tiếp nhận trạm, Vtech đã đề xuất và được các Ban Quản trị chấp nhận đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống theo tiêu chuẩn hiện hành QCVN14:2008/ BTNMT, cột A, có thêm chỉ tiêu amoni (N- NH4). Thế nhưng sau cải tạo, công suất trạm chỉ còn đạt mức xử lý tối đa là 1.500m3/ngày đêm. Nay nếu tòa nhà Opal cũng đấu nối vào trạm, chắc chắn trạm sẽ bị quá tải mà không còn khả năng nâng cấp được nữa.
Ngày 18/6/2020, đơn vị thầu vận hành hệ thống xử lý nước thải của dự án KDC Saigon Pearl đã có báo cáo đột xuất gửi các ban quản trị đánh giá về hiện trạng nước mưa lẫn vào trạm xử lý nước thải và nguồn nước thải tăng bất thường vào trạm lúc không mưa.
Trước bức xúc của cư dân, ngày 25/6 chủ đầu tư dự án đã có văn bản gửi Ban quản trị các tòa nhà thuộc dự án Saigon Pearl và đơn vị được giao quản lý vận hành dự án là Savills để thông báo đã hoàn thành việc thi công toà nhà Opal, hiện đang tiến hành bàn giao cho cư dân. Chủ đầu tư này cũng cho biết đã hoàn chỉnh việc đấu nối toàn bộ hệ thống nước thải của Dự án Saigon Pearl vào Trạm xử lý nước thải. Đồng thời cả chủ đầu tư dự án, đại diện các chủ sở hữu Tòa Opal giai đoạn 3B cũng đồng ý chia sẻ chi phí liên quan đến xử lý nước thải trong quá trình sử dụng hệ thống chung của dự án.
Theo đại diện Vtech, nếu có thêm tòa nhà Opal đi vào hoạt động, khối lượng nước thải của Dự án Saigon Pearl sẽ vượt 2.000 m3/ngày/đêm. Sự việc này đã cho thấy chủ đầu tư đã tự động đấu nối hệ thống nước thải của tòa nhà Opal vào đường ống của Trạm xử lý nước thải chung của Dự án Saigon Pearl mà không thông qua các Ban quản trị tòa nhà.
Thời điểm này Vtech cũng lên tiếng cho biết, khi ký hợp đồng với các Ban quản trị tòa nhà trong dự án Saigon Pearl cách đây 3 năm, đơn vị này đã không được cung cấp bản vẽ các hạng mục liên quan của dự án như bản vẽ hệ thống xử lý nước thải; bản vẽ thoát nước thải hoặc giấy phép xả thải nên không thể biết chính xác nước thải từ những nguồn nào đổ vào Trạm xử lý. Vtech chỉ biết hợp đồng qui định quản lý và xử lý các nguồn xả thải từ ba toà nhà chung cư là Ruby, Topaz, Sapphire cùng khu Villas và Phase 3A với tổng lưu lượng nước thải đổ về Trạm xử lý từ 1.000 - 1.200m3/ngày đêm.
Vào những ngày mưa, nước thải lẫn nước mưa đổ về trạm xử lý gây dồn ứ cục bộ ở trạm trung chuyển và gây quá tải tại trạm chính, khiến nước thải xả ra môi trường không đạt chuẩn. Trước thực trạng này, Vtech đã liên tục có văn bản đề nghị các Ban quản trị tòa nhà họp, mời đơn vị tư vấn thứ ba vào làm việc để đánh giá lưu lượng xả thải của tòa nhà Opal cũng như thẩm định năng lực xử lý nước thải của trạm để đưa ra biện pháp kịp thời.
Theo báo cáo của Vtech, trường Wellspring đã kết nối hệ thống nước thải vào trạm xử lý từ khi xây dựng và hiện đang bị khóa kết nối. Riêng Trường tiểu học quốc tế ISSP qui mô gần 500 học sinh đến nay vẫn chưa thể xác định được thông tin về đường ống thoát; chưa thể xác định có nối vào trạm hay không.
Chính thông báo này đã làm cư dân bức xúc, cho rằng Công ty Vietnam Land SSG đã tự động đấu nối hệ thống nước thải của tòa nhà Opal vào trạm xử lý nước thải chung của khu dân cư Saigon Pearl mà không thông qua Ban Quản trị, cũng như không cần biết trạm xử lý nước thải có đủ năng lực đáp ứng hay không.
Dư luận hoài nghi rằng, tình trạng toàn bộ nước thải của KDC Saigon Pearl với khối lượng hơn 1.000 m³/ngày sau khi qua xử lý rồi thải thẳng ra sông Sài Gòn đã kéo dài hàng chục năm nay, nhiều khả năng không chịu sự kiểm soát của chính quyền và không phải đóng phí bảo vệ môi trường.