Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Động lực duy trì tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam

VIETQ 10:19 06/01/2021

Theo nhận định từ các chuyên gia, dù tăng trưởng tổng bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2020 âm, song thị trường và khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn là động lực mạnh duy trì sự tăng trưởng dương cho Việt

Năm 2020 dưới tác động của đại dịch Covid-19, dù suy giảm mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, song Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương 2,91%. Như Ngân hàng thế giới (WB) đã từng nhận xét: “Mây đen bao phủ toàn cầu nhưng mặt trời vẫn tỏa nắng ở Việt Nam”.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2020, xuất siêu hàng hóa và dịch vụ đạt 7,1 tỷ USD và là năm thứ 6, Việt Nam liên tiếp xuất siêu hàng hóa, với mức kỷ lục 19,1 tỷ USD năm 2020. Dù tăng trưởng tổng bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2020 là âm, sau khi trừ trượt giá do lạm phát; song thị trường và khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn là động lực mạnh duy trì sự tăng trưởng dương cho Việt Nam. Về triển vọng, theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế, Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và sẽ phục hồi kinh tế nhanh hình chữ V, với mức từ hơn 6%-11,2% trong năm 2021.

Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast. Ảnh minh họa.

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm 2021, các cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt “mục tiêu kép”, ưu tiên bảo vệ sức khỏe của người dân; đồng thời, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra bình thường.

Tăng cường công tác quản lý giá cả, bình ổn giá, bảo đảm cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; xử lý nghiêm tình trạng gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ 3, không để ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và uy tín của nước ta; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; khai thác tốt các thị trường còn dư địa và các thị trường nước ta đã ký kết các FTA, nhất là CPTPP, EVFTA.

Chủ động phổ biến thông tin rộng rãi về Hiệp định RCEP cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất xuất khẩu có cơ hội thuận lợi hoặc bị tác động. Chủ động dự báo và xây dựng kịch bản, giải pháp về chính sách thương mại ứng phó với sự thay đổi chính sách của các đối tác lớn. Tiếp tục đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa bằng các biện pháp phù hợp.

Chủ động có biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế để bảo vệ xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Xây dựng và triển khai kế hoạch trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới; đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án, hạ tầng giao thông trọng điểm, bảo đảm an toàn cho các phương tiện, tàu thuyền khi có bão lũ.

Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tranh thủ cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội…

Link gốc : http://vietq.vn/dong-luc-duy-tri-tang-truong-cua-nen-kinh-te-viet-nam-d182541.html

Bạn đang đọc bài viết Động lực duy trì tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam tại chuyên mục Vấn đề hôm nay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Vấn đề hôm nay