Hà Nội, Thứ Năm Ngày 18/04/2024

Thị trường mứt Tết: Nỗi lo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

sohuutritue.net.vn 14:11 10/01/2022

Mứt Tết là một món ăn cổ truyền và không thể thiếu trong gia đình vào những ngày Tết tuy nhiên trên thị trường hiện nay lại xuất hiện nhiều loại ô mai, mứt không đảm đảm chất lượng.

Thị trường mứt Tết đang bước vào đợt cao điểm, với đa dạng chủng loại, mẫu mã, màu sắc, nhiều nguồn gốc khác nhau, từ các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước, đồ tự làm, đến những loại nhập khẩu và đặc biệt là các loại mứt không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các mặt hàng mứt Tết đang được bày bán với khá nhiều chủng loại khác nhau, do các công ty bánh mứt kẹo trong nước sản xuất. Phổ biến nhất là các loại mứt truyền thống như mứt sen, mứt bí, mứt mơ, mứt táo, mứt quất… được đóng trong các hộp nhựa hoặc hộp giấy, có trọng lượng từ 100g đến 400g, với mức giá từ 20.000 đồng trở lên. Bên cạnh đó là hộp mứt tổng hợp, với mức giá từ 42.000 đồng/hộp 200g đến 150.000 đồng/hộp 500g.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng bắt gặp các loại mứt tết được bày bán theo cân không có địa chỉ sản xuất, không nhãn mác và không hạn sử dụng. “Mứt ba không” (Không nhãn mác nguồn gốc, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng), vẫn len lỏi đi vào thị trường, và được bán ở khắp nơi như: Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, chợ Hà Đông…, cũng như hình thức kinh doanh online.

mut tet

Thị trường mứt Tết: Nỗi lo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Vẫn còn những cơ sở chế biến mứt thủ công không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc của hàng mứt bàn lẻ trên thị trường online, hay offline. Với những cơ sở sản xuất tạm, không đủ đảm bảo an toàn thực phẩm: Nơi phơi nguyên liệu bụi bẩn, thùng xô chậu ngâm mứt cáu bẩn, rồi các loại phụ gia không được phép sử dụng như: hóa chất tẩy trắng, phẩm mầu, đường hóa học, hàn the… đều có nguy cơ độc hại với sức khỏe.

Một số cơ sở sản xuất không hợp vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn, làm phát sinh một số bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Quá trình bảo quản không đạt tiêu chuẩn dễ sinh nấm mốc làm ảnh hưởng hại nhiều cho sức khỏe hơn là có lợi.

Có thể thấy, mối nguy hạn từ các loại thực phẩm bẩn này là vô cùng lớn, do tiềm ẩn những rủi ro mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến hay chứa các loại chất phụ gia không được phép sử dụng để ngâm, tẩm ướp, tạo màu sắc và tồn dư chất bảo quản.

Không tin tưởng, lo ngại thực phẩm bẩn là tâm lý chung của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong những ngày Tết. Và rõ ràng lo lắng đó của họ là có cơ sở khi mà cận Tết, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện số lượng lớn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ chuẩn bị được tung ra phục vụ thị trường Tết.

Vì vậy Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, khi lựa chọn mua bánh kẹo, người dân cần chọn mua các sản phẩm bánh kẹo đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (xem trên nhãn mác); lựa chọn bánh kẹo của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái kiểu dáng, nhãn hiệu.

Người dân cần quan sát kỹ thông tin trên bao bì bánh kẹo (nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản sản phẩm); nếu mua giỏ quà cần chú ý chất lượng bánh kẹo bên trong, tốt nhất là nên tự chọn bánh kẹo rồi sau đó xếp thành giỏ quà.

Đặc biệt, để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình, người dân cần lưu ý chọn mua và sử dụng thực phẩm ở những cơ sở có địa điểm cố định, địa chỉ rõ ràng, có uy tín, được phép kinh doanh thực phẩm, thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm...

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/thi-truong-mut-tet-noi-lo-ve-van-de-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-d125284.html

Bạn đang đọc bài viết Thị trường mứt Tết: Nỗi lo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại chuyên mục Thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Thị trường
Ngày 28/12, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, tăng 20%.
Việt Nam sẽ chính thức mở lại đường bay quốc tế thường lệ theo hai giai đoạn, bắt đầu từ 1/1/2022. Trong đó, giai đoạn 1 kết nối với 9 thị trường và giai đoạn 2 nâng lên 15.