Tuy nhiên, dự báo trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,54 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.
Nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra năm 2022. |
Để có được kết quả này, theo Vasep, là do nhu cầu tiêu thụ cá tra tại một số thị trường lớn như: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trở lại mức trước khi xảy ra dịch Covid -19. Trong số đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Sau khi phục hồi vào nửa cuối năm 2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3 và 4/2021. Các nhà nhập khẩu cá tra cho biết, giá cá nước ngọt của nước này trong nửa đầu năm nay tăng mạnh, thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng nuôi của Trung Quốc do đó cá tra Việt Nam vẫn là sản phẩm thủy sản thay thế hấp dẫn.
Đối với thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu dùng cá tra cũng bắt đầu hồi sinh theo ngành dịch vụ thực phẩm kể từ sau khi quốc gia này ứng phó được dịch Covid-19. Lượng cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ trong quý đầu năm 2021 tăng gấp đôi so với quý II của năm 2020. Trong quý III và quý IV năm 2021, Mỹ tăng lượng nhập khẩu cá tra với mức gần 50% và đây là thị trường bù đắp lớn cho các thị trường khác có sự sụt giảm đáng kể. Hiện xuất khẩu sang Mỹ đang chiếm tỷ trọng 22% và nhu cầu tăng mạnh sau chiến dịch tiêm vaccine cùng gói phục hồi kinh tế. Vasep dự báo, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu từ thị trường này vẫn lớn.
Xuất khẩu cá tra được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhờ các Hiệp định Thương mại tự do tiếp tục là đòn bẩy xúc tiến thương mại sang nhiều thị trường, nhất là những thị trường nhỏ tiềm năng như: Mexico, Brazil, Nga, Colombia, Thái Lan…
Theo Đại đoàn kết