Ngoài việc khiến xe trông thể thao, bắt mắt hơn, bộ mâm lớn hơn, lớp mỏng hơn còn thay đổi đáng kể tính năng vận hành của chiếc xe. Tuy nhiên, nếu thay đổi kích thước mâm và lốp mà không đảm bảo đường kính ngoài của bánh xe như nguyên bản thì hại sẽ nhiều hơn lợi.
Mâm xe hay còn gọi là lazang hay vành bánh xe. Đây là bộ phận kết nối trục xe và lốp xe, có công dụng giữ cho lốp xe cố định tại một vị trí khi xe lăn bánh. Mâm xe ô tô được làm từ nhiều chất liệu như carbon, sắt, thép hoặc hợp kim nhôm nhưng loại mâm xe thép và hợp kim nhôm được sử dụng nhiều nhất. Mỗi dòng xe có những thiết kế và kích thước và được gắn vào trục bánh bởi 4,5 thậm chí 7 lỗ hoặc thậm chi là 10 lỗ đối với các xe cỡ lớn để tăng khả năng chịu tải.
Nhiều phiền toái khi thay đổi mâm xe ô tô. Ảnh minh họa
Có nhiều lý do khiến chủ xe muốn đổi vỏ nguyên bản bằng một vỏ khác, nhưng không biết rằng họ sẽ gặp một vài phiền toái không ngờ tới.
Khó qua vòng kiểm định khi đăng kiểm
Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. ... Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận. Thông thường, mỗi loại xe với mức tải trọng khác nhau sẽ có một định kì kiểm định. Do đó, việc thay đổi mâm xe nếu không trùng với số đăng kiểm, chủ xe sẽ khó có thể vượt qua vòng kiểm định.
Dễ bị phạt vì thay đổi nguyên bản
Đầu tiên, chủ xe bị phạt tiền. Theo tin tức pháp luật xe hơi, căn cứ tại khoản 3 và khoản 7, Điều 16 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì: Điều khiển xe ô tô mà thông số mâm vỏ không đúng như trong sổ đăng kiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000đ đến 1.000.000đ, kèm theo hình thức khắc phục hậu quả là khôi phục lại về hiện trạng nguyên bản ban đầu đối với hạng mục đã sửa đổi.
Có thể không được bảo hiểm bồi thường
Đối với những vật chất tự nguyện thay đổi sẽ có thể sẽ không được bảo hiểm bồi thường. Cũng theo Luật kinh doanh bảo hiểm, nếu đơn vị chưa xác định được nguyên nhân xảy ra tai nạn thì không được từ chối bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu tài xế không có giấy tờ chuyển đổi số đăng kiểm, tức là không có giấy tờ chứng từ cấp phép của bên đăng kiểm về việc thay đổi thông số mâm-vỏ mới thì họ sẽ từ chối bồi thường.
Do vậy, để không gặp phải vấn đề trên, mấu chốt chủ xe phải qua được vòng đăng kiểm. Chủ xe cần làm thủ tục khai báo thông số kỹ thuật mới của xe, gửi đến Cục đăng kiểm để bổ sung thông số kỹ thuật mới vào sổ, từ đó hợp pháp việc thay đổi mâm lốp.
Tài xế cũng nên chú ý, việc thay đổi mâm xe, thủ tục cũng khá rườm rà và không phải hãng nào cũng có thể thay đổi được thông số mâm lốp. Đối với hãng xe châu Âu, chủ xe có thể liên hệ trực tiếp với hãng để biết thêm thông tin hỗ trợ, các hãng khác chủ xe cũng phải liên hệ bên đăng kiểm trước khi tiến hành thay đổi mâm lốp.
Ngoài ra chủ xe cũng nên biết thêm thông tin, nếu tự ý thay đổi kích cỡ lốp xe thì chủ xe có khả năng bị từ chối đăng kiểm, phạt tiền, từ chối bồi thường bảo hiểm vật chất tương tự như thay đổi mâm xe. Bởi lốp xe đóng vai trò truyền lực kéo giúp xe di chuyển và hãm tốc khi phanh. Do vậy, lốp xe bắt buộc phải đảm bảo độ bám khi tiếp xúc với mặt đường. Bởi lốp xe cũng cần đặt độ đàn hồi theo tiêu chuẩn vì đây là bộ phận của hệ thống treo, đóng vai trò giảm chấn. Trong quá trình sử dụng, lốp xe còn chịu nhiệt độ, áp suất cao, đồng thời chịu tải trọng, ma sát và mài mòn theo thời gian.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, việc độ mâm và lốp xe phải có tỷ lệ nghịch, nếu tăng kích thước mâm thêm 1 inch thì phải giảm độ dày của lốp đi 1 inch. Khi đó, lốp xe mỏng và trải rộng làm tăng diện tích tiếp xúc của bánh xe và mặt đường giúp xe có độ bám đường tốt hơn. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng việc này vì lốp xe mỏng, độ bám đường tăng cao quá, hệ thống treo sẽ làm việc sai so với thiết kế ban đầu ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của ô tô.