Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 19/04/2024

Nghề Tester – Khát nhân lực, triển vọng thời 4.0

TDVN 11:57 05/03/2020

Theo thống kê của Vietnamwrok, trong ngành Công nghệ thông tin nói chung thì Tester chiếm tới 35% tổng số lượt tuyển dụng của toàn ngành.

Ngoài ra theo iViettech, tại các thành phố lớn mỗi năm Hà Nội và Hồ Chí Minh có hơn 10 ngàn lượt tuyển dụng vị trí tester mỗi năm, ở Đà Nẵng có hơn 1 ngàn lượt tuyển dụng vị trí Tester.

Theo xu hướng phát triển công nghệ 4.0, Tester là một nghề cực kì khát nhân lực, song những ai theo học ngành Công nghệ thông tin thì đại đa số sẽ nghĩ ngay đến nghề lập trình, sinh viên định hướng theo nghề tester thấp hơn hẳn do vậy mà các nhà tuyển dụng luôn lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực.

Ở các cường quốc về công nghệ thông tin, tại các công ty PM, trung bình cứ 2-3 lập trình viên thì sẽ có 1 Tester, xu hướng đó đã khiến nghề Tester ở Việt Nam nói riêng và ngành Công nghệ thông tin nói chung đang nóng hơn bao giờ hết.

Các Tester cần phải làm gì?

Bất kỳ một phần mềm hay ứng dụng nào trước khi đưa vào hoạt động đều phải trải qua khâu kiểm tra. Những người phụ trách công việc này được gọi là Tester - Chuyên viên kiểm thử phần mềm. Tuy chưa nổi tiếng và phổ biến như chức danh lập trình viên nhưng chuyên viên kiểm thử phần mềm đã, đang và sẽ là một trong những nghề “hot”, một nghề không thể thiếu được trong ngành Công nghệ thông tin.

Công việc của Tester là tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không. Các Tester sẽ giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên. Như vậy có thể thấy người kỹ sư kiểm thử phần mềm vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm của bất kỳ công ty phần mềm nào.

Công việc của một Tester là vô cùng quan trọng, do đó người làm kiểm thử phần mềm cũng đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn mà không phải ai cũng có thể sở hữu hoặc trang bị trong một sớm một chiều. Thực tế, khoảng cách về kỹ năng và hiệu quả công việc giữa Tester làm được việc và Tester xuất sắc là khá lớn. Bên cạnh sự đam mê công nghệ, mong muốn đóng góp để cho ra đời một sản phẩm phần mềm với chất lượng hoàn hảo thì các tố chất sau cũng là điều cần thiết để làm tốt một công việc Tester: Để kiểm tra trực tiếp trên source code (mã nguồn) của các lập trình viên, các Tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một Tester.

Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, các Tester cũng cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành, để tiếp cận kiến thức mới của thế giới. Do đặc trưng của nghề nên các Tester phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén. Nếu đã qua khâu kiểm tra mà sản phẩm vẫn bị lỗi, Tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Cuối cùng, “một kỹ sư kiểm tra chất lượng vừa phải có cái nhìn của người phát triển phần mềm, vừa phải là người dùng đầu cuối”, vì thế để trở thành Tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.

Muốn trở thành Tester cần phải học gì?

Hiện nay các Công ty phần mềm đang thiếu Tester chuyên nghiệp một cách trầm trọng. Nguyên nhân trong các trường Công nghệ thông tin học viên không được đào tạo chuyên sâu. Tester hay Testing software là công việc cần tính cẩn thận, chăm chỉ.

Giảng viên Tạ Thị Thinh có khóa học Luyện thi lấy chứng chỉ Quốc tế ISTQB Foundation cho Tester.

Để trở thành một chuyên viên kiểm thử - Tester chuyên nghiệp thì theo nhiều chuyên gia cũng có cái khó mà cũng có cái dễ. Nhắc tới việc đào tạo Tester tại Việt Nam thì giáo viên Tạ Thị Thinh đang nổi lên là một người đào tạo vô cùng chuyên nghiệp và có phần… đẳng cấp.

Nói 2 từ “đẳng cấp” với giáo viên Tạ Thị Thinh cũng có lẽ không quá lời vì chị là giáo viên dạy ISTQB có tới hơn 12 năm kinh nghiệm làm QA, Tester, Test manager ở nhiều công ty phần mềm như Fsoft, Hanelsoft, VNP, Co-well Châu Á (thị trường tiếng Anh và tiếng Nhật)…

Năm 2013, chị bắt đầu đi dạy ở các trung tâm lớn về CNTT và là người đầu tiên xây dựng chương trình, tài liệu và bộ đề dạy ISTQB (là một chứng chỉ quốc tế dành cho tester- đánh giá chuyên môn về test rất có uy tín trên thế giới). Chị Thinh là người góp phần xây dựng chương trình đào tạo tester theo chuẩn Quốc tế, đưa tester ở Việt Nam tiến tới gần hơn và ngang bằng với các tester khác trên thế giới.

Giảng viên Tạ Thị Thinh với mong muốn nghề Testing sẽ đến với đông đảo mọi người.

Chị Thinh còn làm giám đốc trung tâm QRS - đào tạo chuyên về QA, testing. Hiện nay chị là người duy nhất dạy được cả 2 khóa ISTQB foundation và ISTQB Advanced Level. Chị Thinh là một trong số ít người ở Việt Nam đã có đủ 3 chứng chỉ ISTQB Advanced Level và cũng được cấp chứng nhận Partner của tổ chức ISTQB để tổ chức dạy và thi ngay tại Việt Nam. Tỷ lệ thi đỗ của các học viên các khóa học đều rất cao.

Hiện tại, Giảng viên Tạ Thị Thinh có khóa học Luyện thi lấy chứng chỉ Quốc tế ISTQB Foundation cho Tester, đào tạo chuyên viên kiểm định phần mềm (Certified Software Testing Professionals – CSTP), được thiết kế theo chuẩn kiểm định phần mềm quốc tế của ISTQB, nhằm cung cấp một phương pháp có hệ thống, thực hành thực tế, ứng dụng các kỹ thuật mới nhất trong vai trò kiểm định phần mềm.

Khóa học này sẽ đem lại cho học viên tất cả các khái niệm cơ bản về Testing, các kỹ thuật thiết kế test case, phương pháp test và quản lý hoạt động test, lấy chứng chỉ quốc tế ISTQB.

Các khóa học test gồm cả Offline và Online nên thời gian học linh hoạt, mỗi ngày học viên được học thêm một kiến thức mới bổ ích để áp dụng vào thực tế công việc. Kết hợp lý thuyết và giải bài tập giúp bạn ôn luyện ISTQB hàng ngày. Sau khi kết thúc khóa học, học viên hoàn toàn đủ kiến thức để đăng ký kỳ thi chứng chỉ quốc tế CTFL của Hiệp Hội Kiểm Thử Phần Mềm Quốc Tế. Dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra đầu vào của các công ty phần mềm (chủ yếu lấy câu hỏi của ISTQB làm đề bài tuyển dụng)…

Ngô Chức (TH) - theo DTVN/SHTT

Bạn đang đọc bài viết Nghề Tester – Khát nhân lực, triển vọng thời 4.0 tại chuyên mục Công nghệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Công nghệ