Cụ thể, ngày 17/2, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND TP Hà Nội khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm liên quan đến 2 mương thoát nước trên theo đúng nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại các văn bản số 609/TB-VPCP ngày 28/12/2017, số 10106/VPCP-V.I ngày 17/10/2018 và số 6960/VPCP-V.I ngày 6/8/2019 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2020. |
Theo thông báo kết luận sai phạm tại 2 dự án này, mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. |
TP Hà Nội cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mương thoát nước Phan Kế Bính và Nghĩa Đô cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch. |
Chủ trương của Thành phố Hà Nội dùng quỹ đất sạch, quỹ đất 20% trong các khu đô thị và quỹ đất khác tương đương với giá trị công trình mà doanh nghiệp đã xây dựng trên mương thoát nước Phan Kế Bính để giao cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, làm chủ đầu tư dự án mở rộng đường Phan Kế Bính là không có cơ sở pháp luật, có nguy cơ thất thoát nguồn lực của Nhà nước. |
Theo ghi nhận của phóng viên, về cơ bản sai phạm tại mương Phan Kế Bính, quận Ba Đình đã được xử lý mặt bằng vi phạm.Tuy nhiên, tại khu vực này vẫn còn tồn tại Nhà hàng hải sản phố với diện tích "khủng". |
Tại mương thoát nước Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy sai phạm gần như nguyên trạng |
Đằng sau hàng rào tôn được chính quyền dựng lên. Các công trình vi phạm cơ bản vẫn tồn tại. |
Vẫn tổ chức kinh doanh trông giữ xe... |
Kinh doanh ô tô, xe máy. |
-- |
Kinh doanh cà phê. |
Thực tế, hàng rào phong tỏa hoạt động kinh doanh bên trong không có tác dụng, ngược lại gây phản cảm mất mỹ quan đô thị./. |
Theo VOV.VN