Những tưởng trong vòng xoáy hiện đại, bê-tông cốt thép cứ đua nhau chen lấn trong không gian văn hóa Bắc bộ, nhưng không, nhiều người vẫn đang cố gắng tìm lại sự thanh tĩnh trong mái nhà nhuốm màu thời gian…
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu…
“Qua đình ngả nón trông đình – Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”… Chẳng phải tự nhiên mà hình ảnh mái đình đi vào câu ca dao lưu truyền hàng đời, hàng kiếp của người Việt, bởi có ai đếm được bao nhiêu ngói sắp ở mái, cũng như có ai đong đo được cái tình mà chàng đã dành cho nàng từ thuở ấy.… Cái “nóc nhà” xưa cũng quan trọng và hoành tráng chẳng kém gì ngày nay!
--Ngói ta được sử dụng trong một công trình dân gian công cộng truyền thống ở làng Việt. |
Trong xây dựng từ xưa chí nay, một ngôi nhà được chia làm ba phần cơ bản: Móng, thân và mái. Bộ phận nào cũng quan trọng, thế nhưng, mái nhà có ý nghĩa hơn cả, bởi nó luôn được dùng như định danh chỉ về nơi cư trú hay một khái niệm cao hơn về sự sum họp, hạnh phúc quây quần. Chính vì vậy, mái nhà là sự kết tinh của bàn tay và khối óc con người, không đơn thuần chỉ là nơi che mưa, che nắng.
Kiến trúc dân gian vẫn còn tồn tại những mái nhà nguyên sơ tại các vùng quê trên dải đất hình chữ S. Thưở sơ khai, mái nhà khởi nguồn bằng những vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên bản địa. Như ở miền Bắc có mái tranh, mái rơm – rạ, miền nam sử dụng lá dừa – lá cọ là chủ đạo.
--Làng quê với mái ngói thân thương |
Giai đoạn cao hơn, người ta sử dụng mái ngói đất nung. Với bệ đỡ là khung vì kèo được tiến hóa chi tiết theo từng giai đoạn về hệ thống và thẩm mỹ, mái ngói đã được nâng tầm trở thành biểu tượng điển hình của làng quê Việt. Thời gian đã minh chứng cho sự trường tồn về giá trị thẩm mỹ, bền vững và những yếu tố công năng phù hợp của mái ngói với khí hậu và tập quán con người Việt Nam. Mỗi nơi và mỗi thời kỳ có từng loại mái ngói và ngói khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú.
Cho tới bây giờ, mái ngói vẫn không hề cũ…
Những năm 90 thế kỷ 20, gia đình ông Nguyễn Khánh (Nam Định) phá dỡ nếp nhà năm gian toàn bằng gỗ quý đỡ một hệ mái ngói đồ sộ để xây nhà trần. Tuy nhiên, không lâu sau khi trào lưu nhà mái bằng phát triển, người đàn ông hơn 70 tuổi này mới nhận ra giá trị của ngôi nhà cha ông để lại.“Ngày trước ở nhà ngói, mùa hè nắng cháy da cháy thịt, nhà ngói không bật quạt mà vẫn mát rượi. Nhà mái bằng thì tiện mà nóng, oi nồng ngột ngạt quá…”, ông Khánh tâm sự.
--Một ngôi nhà được xây dựng theo lối hiện đại nhưng vẫn dùng mái ngói truyền thống |
Giờ tuổi đã xế chiều, không còn áp lực về kinh tế, cả gia đình ông Khánh quyết tâm phục hồi lại mái ngói giống “nếp nhà xưa” trên cơ sở nhà mái bằng đã có, sau đó thiết kế một hệ thống vì kèo vô cùng chắc chắn và lợp ngói lên. Vấn đề làm ông Khánh đau đầu nhất là tìm được loại ngói tốt để lợp cho căn nhà của mình.
“Tính tôi cẩn thận nên đi tìm hiểu hàng tháng mà không chọn được loại ngói ưng ý. May cháu nhà tôi công tác ở Quảng Ninh, đánh xe chở tôi về thăm quan một loạt nhà máy gạch Giếng Đáy, nhà máy gạch Tiêu Giao, nhà máy gạch Hoành Bồ, tận mặt thấy quy trình sản xuất rồi kiểm tra chất lượng nguyên liệu, tôi mới yên tâm chọn ngói của Viglacera Hạ Long (Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long) cho căn nhà của tôi…”, ông Khánh vừa cười hỉ hả, vừa ngước mắt lên nhìn công trình mà ông tự nhủ là “để đời” cho con cho cháu.
--Sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy, thế nhưng sản phẩm ngói của Viglacera Hạ Long vẫn đáp ứng đầy đủ những giá trị truyền thống cũng như tính thị trường. |
Câu chuyện trên của ông Khánh rất phổ biến ở nông thôn Bắc bộ ngày nay. Xã hội phát triển, con người lại tìm về với nguồn cội sau khi đã chán sự cứng nhắc. Người ta trở lại nhiều với mái ngói, mục đích tìm kiếm một sự duyên dáng, hay một tinh thần dân tộc. Thế nhưng, để tìm ra được nơi đáp ứng những sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn “ngày xưa các cụ làm” là điều không hề đơn giản.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngói truyền thống những tưởng bị mai một bởi cơ chế, thị hiếu của thị trường. Thế nhưng với mong muốn giữ gìn và bảo tồn một dòng văn hóa lịch sử của dân tộc, 40 năm qua, Viglacera Hạ Long vẫn âm thầm đầu tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng thời mở các lớp đào tạo, đầu tư nghiên cứu kỹ thuật sản xuất và mời các nghệ nhân truyền thống phục hồi lại những phương pháp làm ngói cổ truyền của dân tộc.
--Một số sản phẩm chủ lực của Viglacera Hạ Long |
Với lợi thế nguồn nguyên liệu là những mỏ đất sét khổng lồ có chất lượng tuyệt phẩm trải dài ở Móng Cái, Ba Chẽ, Hạ Long, Đông Triều ở Quảng Ninh, Viglacera Hạ Long đã hình thành nên những sản phẩm như ngói tráng men, ngói nóc, ngói mũi hài, ngói chữ S có diềm, ngói con sò, ngói vẩy cá, ngói chữ thọ… trên dây chuyền công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất vô cùng khoa học và nghiêm ngặt.
Đến nay, sản phẩm của Viglacera Hạ Long đã góp phần làm lên bản sắc cho hàng trăm nghìn công trình lớn nhỏ trên cả nước. Đặc biệt, sản phẩm đã được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia, trong đó có cả những thị trường Châu âu khó tính như: Mỹ, Úc, Thái …
--Công trình Khu giải trí quốc tế Tuần Châu nổi bật giữa vịnh Hạ Long với sản phẩm ngói Viglacera Hạ Long |
“Ngói của Viglacera Hạ Long có nhiều ưu điểm như chống nóng cách nhiệt, chống rêu mốc, độ bền bỉ cao, tạo sự thẩm mỹ sang trọng cho những công trình như chùa chiền, resort, những công trình biệt thự, nhà dân sinh… Điều đặc biệt nhất là tông màu đỏ tươi của sản phẩm giúp phản xạ ánh sáng tốt, do đó hạn chế tối đa việc hấp thụ nhiệt, tạo độ thông thoáng và mát mẻ cho không gian ngôi nhà, giúp tiết kiệm điện năng”, một chuyên gia vật liệu xây dựng đánh giá.
Theo SHTT