Chính sách về biến đổi khí hậu được coi là sự cân bằng giữa lợi ích của việc giảm khí thải carbon và chi phí cho việc cắt giảm đó. Các nhà kinh tế đã khuyến khích việc tư duy chi phí - lợi ích này ở nhiều cấp độ. Nhưng nổi bật nhất là việc ủng hộ đánh thuế carbon sẽ khiến cho khi gây ô nhiễm phải bỏ chi phí lớn hơn.
Giả định ẩn trong suy nghĩ đó là việc gây ra ô nhiễm đương nhiên sẽ rẻ hơn là không gây ô nhiễm. Nhưng trong 5 năm vừa qua, một sự phát triển đáng lưu ý đã xảy ra: Chi phí cho công nghệ xanh giảm mạnh. Và ở một số vùng của Hoa Kỳ, các nguồn năng lượng sạch hiện đã rẻ hơn các nguồn năng lượng gây ô nhiễm.
Từ 2014 tới 2019, chi phí cho mỗi Kilowatt điện trên những tấm pin mặt trời đã giảm khoảng 50%. Ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ, xây dựng những trang trại điện gió hay điện mặt trời rẻ hơn so với việc vận hành những nhà máy than điện đã hoạt động hay xây dựng một nhà máy điện khí mới. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ dự đoán, các trang trại điện mặt trời và điện gió sẽ nhanh chóng chiếm hơn 3/4 công suất của các nhà máy điện mới được lắp đặt. Việc xây dựng được hỗ trợ bằng các khoản tín dụng thuế liên bang và những ưu đãi ở cấp tiểu bang.
Trang trại điện mặt trời lớn nhất thế giới tại California. Khi hoạt động nó tương đương với việc giảm được 73.000 xe hơi thông thường. (Ảnh: WonderfulEngineering) |
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến chi phí giảm không phải là do các khoản trợ cấp mà là những tiến bộ trong công nghệ, và các công ty chỉ đơn giản thực hiện việc "vừa học vừa làm" trong khâu sản xuất và xây dựng các cơ sở điện tái tạo. Việc giảm chi phí tương tự cũng xảy ra với xe điện. Yếu tố chính chi phối giá của xe điện là chi phí của pin lithium-ion. Giá pin đã giảm hơn 87% kể từ năm 2010 đến năm 2019. Đến năm 2024, ở nhiều vùng của Hoa Kỳ, một chiếc xe điện có khả năng chạy trong tầm 400 km sẽ đạt được mức giá ngang bằng với những loại xe thông thường tương đương.
Sự giảm giá ấn tượng trong 2 thành phần quan trọng của hệ thống năng lượng Hoa Kỳ đang thay đổi tính kinh tế của chính sách khí hậu: Thay vì làm cho chi phí sản xuất gây ô nhiễm trở nên đắt hơn, các nhà hoạch định chính sách tìm những cách để năng lượng sạch trở nên rẻ hơn. Điều này đã khiến cho một số nhà kinh tế không thể nhận định chính xác: Vì không có một thử nghiệm ngẫu nhiên được kiểm soát nào có thể chỉ ra nguyên nhân chính xác của những đợt giảm giá này. Điều đó cho thấy, bằng chứng hiện có chỉ ra vai trò quan trọng của chính sách trong việc giảm giá.
Giá điện mặt trời giảm do mức cầu tăng cao đối với các tấm pin mặt trời ngay cả ở mức giá rất cao. Điều này có được một phần nhờ vào chi tiêu chính phủ thông qua các chương trình như Chuyển đổi Năng lượng Energiewende của Đức và Sáng kiến năng lượng mặt trời California. Đây là cam kết của chính phủ Đức và California, để mua công nghệ năng lượng mặt trời ngay cả khi nó có giá thành cao.
Điện gió ngoài khơi tại Đan Mạch. (Ảnh: Daily Scandinavian) |
Trong trường hợp giá của điện gió trên đất liền giảm ở Hoa Kỳ, yếu tố có vẻ quan trọng là "vừa học vừa làm". Các công ty đã triển khai tốt hơn các trang trại điện gió - một bước tiến đáng lưu ý với sự hỗ trợ bởi các khoản trợ cấp công. Những xu hướng tương tự đang định hình thị trường điện gió ngoài khơi, vốn tồn tại chỉ nhờ vào cam kết ban đầu rất lớn lao của chính phủ, đặc biệt là ở Đan Mạch với việc thực hiện các giao dịch mua lớn.
Tất nhiên, có rất nhiều ví dụ về các chính sách như vậy không có hiệu quả. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù một vài khoản tài trợ nhỏ ban đầu lên tới 150.000 USD mà Bộ Năng lượng Hoa Kỳ trao trong khoảng từ 1983 đến 2013 đã giúp một số công ty có bước khởi đầu - Nhưng vòng tài trợ thứ 2, lên đến 1 triệu USD lại có rất ít tác dụng đến triển vọng kinh doanh trong tương lai của các công ty này. Những hạng mục tài trợ lâu năm được ưa thích như các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ và nghiên cứu về phản ứng tổng hợp hạt nhân đã có những bước tiến do liên bang tài trợ (mặc dù đầu tư tư nhân đã thúc đẩy các dự án nhiệt hạch thú vị).
Quá trình tài trợ cấp liên bang cũng mang tính thận trọng với những hậu quả cao về mặt chính trị nếu thất bại. Tuy nhiên, không thể không chấp nhận rủi ro với một chương trình nhắm vào việc phát triển các công nghệ có mức rủi ro cao. Trong khi đó, ưu tiên cải tiến công nghệ không có nghĩa là từ bỏ ý tưởng đánh thuế carbon khiến việc gây ô nhiễm trở nên tốn kém hơn: Các nhà hoạch định chính sách vừa có thể làm cho công nghệ sạch trong tương lai rẻ hơn, đồng thời cũng thúc đẩy mức giá sản xuất gây ô nhiễm trở nên cao hơn.
Vấn đề của đường cong Phillips trong kinh tế vĩ mô thời điểm hiện tại
Có thể có nhiều nguyên nhân để giá năng lượng xanh giảm xuống. Nhưng giải thích nó là một nhiệm vụ tương đối dễ dàng so với việc tính toán một thay đổi cơ bản hơn liên quan đến giá cả - Điều làm xáo trộn những tư duy phổ thông về mặt kinh tế: Sự ổn định đáng kinh ngạc của lạm phát thấp. Lý thuyết chính của các nhà kinh tế học về tỉ lệ lạm phát giá cả được gọi là đường cong Phillips, được đặt theo tên nhà kinh tế học A.W. Phillips, người đã đưa ra khái niệm này vào những năm 1950. Ở dạng ban đầu, đường cong Phillips cho thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa tăng trưởng tiền lương và tỉ lệ thất nghiệp.
Các phiên bản hiện đại được áp dụng với giá cả, liên kết tỉ lệ lạm phát hiện tại với cả lạm phát kỳ vọng trong tương lai và mức độ trì trệ của nền kinh tế, chẳng hạn như khoảng cách giữa tỉ lệ thất nghiệp và giá trị toàn dụng của nó - Tức là thước đo giá trị của những nguồn lực chưa được sử dụng trong nền kinh tế như những người không kiếm được việc làm.
Đường cong Phillips đã có những thay đổi cơ bản trong 5 năm gần đây. (Ảnh: TheEconomist) |
5 năm vừa qua chứng kiến sự thay đổi cơ bản với đường Phillips trong kinh tế vĩ mô. Từ những năm 1960 tới đầu 1990, đường cong Phillips của Hoa Kỳ đã ổn định một cách đáng kể, với độ chùng gia tăng thể hiện tỉ lệ lạm phát giảm. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, mối tương quan này giảm xuống gần như bằng 0.
Ví dụ, trong thời kỳ mở rộng kinh tế của năm 2018 và 2019, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ ổn định ở mức 3,5% nhưng tỉ lệ lạm phát không tăng. Thực tế, vào 2019, sau khi loại trừ ảnh hưởng của giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát đã giảm xuống còn 1,6%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2015 khi mà tỉ lệ thất nghiệp ở mức 5,3%
Với khác biệt đáng lưu ý so với kinh nghiệm từ các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ, xu hướng lạm phát ngày càng ít tác động tới các điều kiện kinh tế trong khủng hoảng Covid-19. Trong thời kỳ suy thoái 1990, mỗi % tỉ lệ thất nghiệp tăng lên thì khiến tỉ lệ lạm phát giảm 0,8%. Trong cuộc suy thoái năm 2000, con số đó là 0,4%. Thời điểm suy thoái do khủng hoảng tài chính 2008, tỉ lệ lạm phát giảm 0,3%. Còn trong cuộc suy thoái do đại dịch hiện nay, nó chưa đến 0,1%.
Cần lưu ý rằng tỉ lệ lạm phát khó đo lường một cách khác thường trong khủng hoảng Covid-19 bởi sự thay đổi về cầu. Điều này ngụ ý rằng các gói tiêu dùng đang thay đổi nhanh hơn so với những giả định được xây dựng trong những mức độ lạm phát khác nhau. Hơn nữa, đại dịch đã tạo ra cú sốc tiêu cực về cả cung và cầu, tương ứng là lạm phát và giảm phát trong các mô hình đường cong Phillips tiêu chuẩn. Nhưng, sự ổn định của tỉ lệ lạm phát trong những thời kỳ thất nghiệp thấp trong lịch sử sau đó qua thời kỳ thất nghiệp cao vẫn còn là điều khó hiểu.
FED có vẻ như đang có thành công trong phương pháp bình ổn giá. (Ảnh: BusinessInsider) |
Có rất nhiều cách để giải thích tại sao đường cong Phillips trở nên bằng phẳng. Một là giá của nhiều loại hàng hóa và mức lương ngày càng được quy định nhiều hơn trên phạm vi quốc tế, và vì thế nó ít tác động hơn đến những điều kiện kinh tế nội địa. Điều này phù hợp với thực tế là giá cả của những hàng hóa dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng tại địa phương như giá thuê nhà, bữa ăn tại nhà hàng và phòng khách sạn, có xu hướng giảm trong thời kỳ suy thoái gần đây.
Một cách giải thích khác là giá cả ít tác động tới các điều kiện kinh tế đã phản ánh sự thành công của FED trong việc ổn định giá. Nhưng giả thuyết đó lại không thể giải thích tại sao FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thể khiến tỉ lệ lạm phát lên mức 2% dù họ rất muốn làm như vậy.
tỉ lệ lạm phát thấp kèo dài liên tục, kết hợp với sự sụt giảm của lãi suất tự nhiên r*, đã khiến các ngân hàng trung ương khó phản ứng theo những cách thông thường trước những cuộc suy thoái kinh tế đột ngột. Trong những cuộc suy thoái 1990, 2000 và 2008, FED đã giảm lãi suất ngắn hạn trung bình khoảng 5%.
Trong 3 tuần đầu tháng 3/2020, khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu tại Hoa Kỳ, FED có ít đất để có thể xoay sở vì lãi suất cho vay đã ở mức 1,6%. FED đã hạ mức lãi suất này về cơ bản là 0. Nhưng, ngay cả điều đó cũng không cung cấp được mức hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế. Vì vậy, như đã từng xử lý trong các cuộc khủng hoảng tài chính, FED đã mua vào các tài sản dài hạn để ổn định thị trường tài sản và giữ cho lãi suất thấp, giúp các công ty dễ dàng vay và ngăn chặn cuộc khủng hoảng y tế biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính.
Một lý do khiến FED tự tin tất tay trong việc mua tài sản dài hạn là: Khi đại dịch bùng phát, họ vừa kết thúc một đánh giá kéo dài trong nhiều năm với khuôn khổ chính sách tiền tệ của mình. FED đã sử dụng một phần của đánh giá này để phản ứng với sự sụt giảm của lãi suất tự nhiên r*, điều đã khiến cho các nhà kinh tế của FED kết luận rằng có khả năng cao lãi suất cho vay sẽ bị giữ ở mức 0 trong thời gian dài. Đánh giá này vừa mang tính cách mạng vừa mang tính tiến hóa.
Những cuộc khủng hoảng trong quá khứ và chu kỳ thắt chặt tiền tệ của FED. (Ảnh: GoldSilver) |
Nó tiến hóa ở chỗ: Những thay đổi mà nó hệ thống hóa như việc kêu gọi mua tài sản dài hạn khi cần thiết và khuyến khích sự sẵn sàng chịu độ lệch kéo dài của mức lạm phát trên 2%, nhất quán với kết quả nghiên cứu trong nhiều năm, được các thị trường hiểu và chấp nhận một cách rộng rãi. Còn bản đánh giá mang tính cách mạng vì là nó đã được thực hiện.
Quá trình này minh bạch và có tính hệ thống, dựa trên nền tảng khoa học nhất hiện có, nhận ý kiến đóng góp từ một cộng đồng chuyên gia và công chúng rộng lớn. Thảo luận công khai và minh bạch như vậy tương phản với tính bí mật và sự không rõ ràng từng là đặc trưng lịch sử trong việc ra quyết sách của FED. Kết quả của tiến trình này là FED đã trở thành một tổ chức mạnh mẽ hơn.
Nhưng FED có thể còn đi xa hơn nữa. Việc họ sẵn sàng chịu đựng thời gian lạm phát vượt mức 2% kéo dài, đã đưa ra cơ hội để thử nghiệm, có thể gia tăng sự thuận tiện khi nâng mục tiêu lạm phát. Với tín nhiệm của mình, thông qua đánh giá trên, FED đã tạo ra một phương tiện để thảo luận công khai và khoa học tính toán của mình.
Cuộc sống sẽ nhanh chóng phục hồi sau Covid-19?
Khi đại dịch vẫn đang hoành hành thì còn quá sớm để biết chính xác những bài học cuối cùng mà nó sẽ mang lại. Nhưng có một điều rõ ràng: Những động lực kinh tế vĩ mô có thể thay đổi nhanh chóng hơn so với những giả thiết mang tính truyền thống của các nhà kinh tế.
Trước khủng hoảngCovid-19, tỉ lệ thất nghiệp hàng tháng lớn nhất tại Hoa Kỳ kể từ năm 1950 là 1%, điều đã xảy ra vào năm 1953. Vào 4/2020, tỉ lệ này tăng 10,4% sau đó hạ xuống 4,6% sau 3 tháng. Tốc độ tăng và giảm đột biến này chưa từng xảy ra.
Đây là những thay đổi lớn hơn nhiều so với những cuộc suy thoái thông thường tạo ra. Ở mức độ bình thường, điều này có vẻ không đáng lưu ý: Sau cùng thì các trường học đóng cửa trên toàn quốc, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động. Nhưng ở cấp độ mô hình hóa kinh tế, tốc độ của những thay đổi này là sự chuyển hướng ấn tượng và dẫn tới hàng loạt những dự đoán khác nhau về sự phục hồi.
Quan điểm đầu tiên cho rằng sự phục hồi hậu vaccine sẽ nhanh chóng vì nhu cầu dồn nén sẽ được giải phóng. Các khoản tiết kiệm thêm được chi cho các kỳ nghỉ, nhà hàng và các dịch vụ bị trì hoãn lâu nay. Quan điểm thứ 2 thì viện dẫn việc do các doanh nghiệp đóng cửa trên diện rộng, người lao động sẽ không thể quay lại làm việc và sau khởi đầu phục hồi nhanh, chu kỳ kinh doanh chậm chạp thông thường sẽ thay thế.
Thế giới sẽ nhanh chóng hồi phục khi có đủ vaccine Covid-19. (Ảnh: PAHO) |
Dù những thay đổi ấn tượng như vậy đòi hỏi phải xem xét lại một số khái niệm cơ bản, phần lớn lý thuyết kinh tế đã hoạt động khá tốt trong 5 năm qua. Ví dụ như khái niệm về các ngoại ứng trong kinh tế (những ảnh hưởng từ bên ngoài). Mối quan tâm của công chúng tới việc làm gì đó về biến đổi khí hậu đã tăng lên đáng kể, từ việc người tiêu dùng có những lựa chọn "xanh", đến các tập đoàn mua bù lượng khí thải carbon cho việc đi lại của nhân viên, tới sự ưu tiên ngày càng tăng của các nhà đầu tư với các quỹ theo đuổi mục tiêu xã hội và môi trường cùng với lợi nhuận, và việc Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đưa thêm những thiệt hại về khí trong trong các dự báo GDP dài hạn của mình.
Nhưng, carbon vẫn không có giá cố định và do đó tác động ngoại biên của nó vẫn tồn tại. Và mặc dù lượng khí thải carbon của Hoa Kỳ đã giảm nhờ việc chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo (gần đây nhất là do suy thoái vì đại dịch), tỉ lệ giảm thiểu vẫn chưa đủ nhanh. Bởi, carbon không được định giá, ô nhiễm khí thải carbon vẫn sẽ là vấn đề mà các thị trường chưa giải quyết được.
Khủng hoảng Covid-19 đã cho thấy một ví dụ khác về các ngoại ứng. Đeo khẩu trang giúp giảm nguy cơ nhiễm virus, do đó nó phát huy lợi ích về mặt nội tại. Nhưng nó cũng tạo ra lợi ích với những người khác, bảo vệ họ khỏi bạn nếu bạn nhiễm bệnh - bởi lợi ích đó không tới bạn một cách trực tiếp nên nó không mang tính chủ quan. Đây là một trường hợp kinh điển về ngoại ứng: Quyết định của một cá nhân không đeo khẩu trang sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của những người khác.
Đeo khẩu trang là một ví dụ về ngoại ứng trong kinh tế. (Ảnh: Youtube) |
Lý thuyết kinh tế gợi ra nhiều cách cho các quan chức giải quyết vấn đề này như: Làm cho việc không đeo khẩu trang sẽ tốn kém bằng cách phạt tiền những ai từ chối, khiến họ phải trả tiền đeo khẩu trang bằng việc yêu cầu phải đeo ở những nơi kinh doanh, giảm chi phí xã hội tiềm ẩn bằng cách coi nó như một nghĩa vụ yêu nước hay một hành động nhân văn.
Điều kỳ quặc và bi kịch là các nhà hoạch định chính sách hiếm khi theo đuổi giải pháp như vậy. Thường là bởi họ đã phủ nhận các ngoại tác lây nhiễm tồn tại ngay từ đầu. Điều này, phản ánh kỳ lạ cách mà rất nhiều các nhà hoạch định chính sách giống nhau phủ nhận sự tồn tại ngoại tác của biến đổi khí hậu.
Một nguyên tắc khác của kinh tế truyền thống cũng đã thành công đó là tầm quan trọng của những thể chế hoạt động tốt chính là cơ sở cho một nền kinh tế vận hành ổn định. Covid-19 đã phơi bày sự thật rằng các tổ chức y tế công của Hoa Kỳ không có đủ khả năng để ứng phó với đại dịch.
Sự thất bại này là kết quả kết hợp giữa tình trạng thiếu ngân sách kinh niên và một chính quyền tổng thống có bản năng không ưa tính khoa học và chuyên môn. Các nhà kinh tế đã đầu tư mạnh mẽ vào việc đảm bảo tính toàn vẹn và độc lập về tri thức của FED, vốn đã hoạt động hiệu quả và đáng ngưỡng mộ trong khủng hoảng. Họ sẽ phục vụ đất nước mình bằng cách tập trung giúp các tổ chức khác phục hồi nhanh chóng.