Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra vẫn hết sức phức tạp trên toàn thế giới, rất nhiều mô hình sàng lọc bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả các trạm kiểm tra lái xe qua và đi bộ không tiếp xúc, đã được triển khai trên toàn thế giới. Tổ chức sức khỏe thế giới WHO đã cảnh báo các nhân viên y tế rằng dù các biện pháp đã và đang được thực thi nhưng vẫn tiếp tục phải đối mặt với mức độ rủi ro quá cao so với phần còn lại của dân số, tức là khả năng bị lây nhiễm COVID-19 của nhóm đối tượng chăm sóc sức khỏe này cao hơn so với mặt bằng chung trên thế giới.
Với việc cần bảo đảm sự an toàn cho cả các nhân viên chăm sóc y tế và bệnh nhân, Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 304 – Quản lý tổ chức chăm sóc sức khỏe đã thành lập WG4 để tập trung vào cách tốt nhất để ngăn chặn chuỗi lây nhiễm trong các kịch bản của đại dịch. WG4 – Phản ứng chuẩn bị cho đại dịch, mục đích để phát triển các tiêu chuẩn mà sẽ giúp cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe hoạt động an toàn và thiết bị xét nghiệm nhanh với khả năng để cách ly một cách nhanh chóng và chăm sóc bệnh nhân mà không làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển và duy trì các hệ thống chăm sóc sức khỏe mà không chỉ ứng phó với các khủng hoảng mà có thể nhanh chóng bắt tay vào việc làm chậm lại tốc độ lan truyền của đại dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của sự bùng phát. Ba tiêu chuẩn hiện đang hoạt động là ISO 5258 về các trạm sàng lọc kiểm soát bệnh truyền nhiễm dành cho drive-through (cho các phương tiện đi qua), ISO 5472 về các trạm sàng lọc kiểm soát bệnh truyền nhiễm walk-through (cho người đi bộ đi qua) và ISO 5741 về ứng phó với đại dịch tại các trung tâm điều trị dân cư. Các tiêu chuẩn này sẽ cung cấp một chiến lược kiểm soát sự lây nhiễm một cách hiệu quả bằng hỗ trợ cho người chăm sóc y tế khả năng xác định, ngăn chặn và chăm sóc bệnh nhân một cách nhanh chóng thông qua việc kiểm tra nhanh.
Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 304 – Quản lý tổ chức chăm sóc sức khỏe đã thành lập WG4 để tập trung vào ngăn chặn chuỗi lây nhiễm trong các kịch bản của đại dịch. |
Để kiểm soát hoàn toàn đại dịch, ngoài việc phát triển các phương thức kiểm tra nhanh và các biện pháp cách ly hiệu quả, thì việc điều chế thành công vắc-xin phòng ngừa COVID-19 mới chính là “phép màu” cho cuộc chiến của con người với đại dịch này. COVAX - một sáng kiến của GAVI (Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phối hợp với UNICEF và các tổ chức khác cho ra đời cơ chế COVAX “COVAX Facility” đảm bảo tiếp cận công bằng toàn cầu đối với vắc-xin COVID-19. Vấn đề đặt ra là, việc sản xuất đủ số lượng vắc-xin cho người dân trên toàn thế rõ ràng đồng nghĩa với việc phải có đủ số lượng ống tiêm, vậy làm sao để cung cấp đủ số ống tiêm đặt tiêu chuẩn chất lượng?
ISO đang làm việc một cách chặt chẽ với rất nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả UNICEF và WHO, các nhà cầm quyền các quốc gia, các nhà sản xuất, các hãng dược, thậm chí cả bệnh nhân và các nhân viên chăm sóc y tế để phát triển các hướng dẫn được khuyến nghị về sản xuất và sử dụng an toàn các loại ống tiêm, trong đó có cả ống tiêm cho vắc-xin COVID-19. WHO ủng hộ việc sử dụng ống tiêm đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO để đảm bảo các ống tiêm đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chất lượng.
Các tiêu chuẩn ISO trong vấn đề này bao gồm ISO 23908 - Bảo vệ chấn thương do vật nhọn - Yêu cầu và phương pháp thử nghiệm - Các tính năng bảo vệ đầu nhọn cho kim tiêm dưới da sử dụng một lần, bộ giới thiệu cho ống thông và kim dùng để lấy mẫu máu mà cung cấp các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu để làm giảm nguy cơ bị thương tích do vật nhọn gây ra. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn ISO 7886 quy định các đặc tính và yêu cầu đối với ống tiêm tiêm dưới da vô trùng sử dụng một lần, cũng bao gồm các loại ống tiêm tự động vô hiệu hóa (ISO 7886-3) và ống tiêm có các tính năng ngăn ngừa tái sử dụng (ISO7886-4). Những ống tiêm tự động vô hiệu hóa cũng đang là những ống tiêm được sử dụng trong sáng kiến COVAX.
Việc sử dụng các ống tiêm sử dụng một lần hay ống tiêm tự động vô hiệu hóa để tránh việc tái sử dụng kim tiêm – điều mà có thể làm giảm nguy cơ mắc cách bệnh truyền nhiễm về máu như bệnh viêm gan B, C hay HIV. Trong hướng dẫn của WHO, tái sử dụng ống tiêm và quản lý chất thải vật nhọn không đầy đủ là nguyên nhân gây nhiễm trùng cho cả bệnh nhân lẫn các nhân viên y tế. Liên quan đến chiến dịch vắc-xin COVID-19, khả năng sử dụng ống tiêm không có đầu kim tiêm là khả thi. Vậy vắc-xin sẽ được đưa vào cơ thể người ra sao? Kim tiêm không có đầu kim sẽ đưa thuốc vào dưới da không gây đau đớn bằng vận tốc và áp suất cao, hoặc chuyển động cơ học để truyền động năng cho sản phẩm. Điều này thu hút sự thú vị bởi lẽ việc sử dụng ống tiêm không có đầu kim sẽ làm nhanh hơn quá trình tiêm chủng vắc-xin trên diện rộng vì phát tiêm sẽ diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa, những người sợ kim cũng sẽ yên tâm hơn khi ống tiêm không có kim, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Cuối năm 2020, ISO đã cùng thảo luận với các đối tác bao gồm WHO và Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) để kiểm tra xem liệu tiêu chuẩn hiện tại của ISO cho công nghệ nêu trên, ISO 21649 - Kim tiêm không dùng kim - Các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm, liệu có còn phù hợp hay không. Tổ chức ISO cũng tính đến những hiểu biết mới, xu hướng thị trường và phát triển công nghệ, vì vậy ISO đã bắt tay vào một dự án theo dõi nhanh để xem xét và cập nhật tiêu chuẩn nhanh nhất có thể. Điều này có nghĩa là bất kỳ công ty nào muốn hỗ trợ phân phối thuốc tiêm chủng COVID-19 bằng công nghệ không dùng kim tiêm sẽ có hướng dẫn cần thiết để chế tạo kim phun phù hợp (Paul Jansen, 2021).
Đại dịch COVID-19 đã một lần nữa củng cố tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế và sự cần thiết của việc tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đối tác của ISO, bao gồm cả WHO. Để tạo nên được sự khác biệt to lớn trong cuộc chiến chống COVID-19 mà chưa rõ hồi kết thúc, việc cần làm là đoàn kết chung sức với nhau.
Theo ViệtQ