Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 27/04/2024

Gandhi yêu cầu đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine sau khi hơn 1.5 triệu người nhiễm

TDVN 15:49 08/05/2021

Lãnh đạo phe tả của Ấn Độ- Rahul Gandhi yêu cầu chính phủ phải đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine toàn quốc và phải theo dõi sát sao tình hình dịch sau khi cơn sóng tử thẩn va vào tuần trước.

Trong một lá thư cho thủ tướng Narendra Modi, ông nói “ Chính phủ của ngài thiếu một chiến thuật tiêm và phòng ngừa virus, cũng như quá ngạo mạn khi tuyên bố chiến thắng sớm virus khi chúng đang lây lan theo cấp số nhân, đặt đất nước vào một vị trí cực kì nguy hiểm”.

Modi còn chỉ trích công khai vì không sớm hành động ngăn chặn làn song thứ hai, sau khi các lễ hội tôn giáo và các cuộc biểu tình chính trị thu hút hàng chục nghìn người trong tuần biến chúng thành sự kiện “siêu lan truyền”.

Không những vậy, chính phủ còn gỡ bỏ lệnh dãn cách xã hội quá sớm sau khi đợt sóng đầu ập đến và còn làm chậm tiến độ tiêm, điều mà chuyên gia y tế cho rằng đấy là cơ hội sống sót duy nhất.

Trong khi Ấn Độ đang là nơi sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, họ lại chật vật trong việc sản xuất và phân phối chúng để dập song thần.

Các tờ báo trong nước khẩn khoản yêu cầu gia tăng quá trình tiêm ngừa, cố gắng biến đợt song thứ 2 này trong phạm vi có thể kiểm soát.

Modi nhấn mạnh rằng các bang toàn quốc phải duy trì tỉ lệ tiêm chủng. Mặc dù cả nước đã quản lí ít nhất 157 triệu liều, nhưng tỷ lệ tiêm chủng đã giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ngày trước thì mỗi ngày tiêm được cho 4 triệu dân, vậy mà nay mức đấy chỉ nằm quang 2.5 triệu dân. Nếu họa may có đạt được mức 5 triệu liều/ngày thì việc dập dịch cũng không khả quan, phải mất 1 năm để toàn bộ người dân được tiêm đủ 2 liều. Tình hình hiện tại thật quá nghiệt ngã.

Liên minh châu Âu hôm thứ 5 đã ủng hộ đề xuất của Hoa Kỳ thảo luận về việc từ bỏ bảo hộ bằng sangsc hế đối với vaccine covid-19 trong nỗ lực tăng nguồn cung và tiếp cận với chúng, nhất là khi các nước đang phát triển rất dễ bị thất thủ.

Báo cáo cho biết Ấn độ có hơn 414,000 ca nhiễm mỡi vào thứ 6 tuần trước, nâng tổng số ca mắc trong tuần là 1,57 triệu ca. Tổng số ca mắc đã là 21,49 triệu và có 234,083 người tử vong.

Tâm dịch mới ở các bang phía nam

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ đang sụp đổ dưới sức nặng của bệnh nhân, hết giường bệnh và cạn oxy y tế. Các nhà xác thì không thể xử lí hết số người chết nên các địa điểm công cộng như bãi xe hay sân chơi biến thành các dàn hỏa táng tập thể.

Không dừng lại, bệnh tật còn lây lan từ đô thị về nông thôn nơi mà hơn 70% dân số Ấn độ đang sinh sống. Mặc dù ở phía bắc và tây đã và đang gánh chịu hậu quả nghiêm trọng, nam Ấn mới là tâm chấn mới. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ của 5 bang miền nam trong nước tăng từ 28% lên 33 trong 7 ngày đầu tháng 5. Ở Chennai- nam Ấn, chỉ có một trăm giường được hỗ trợ oxy và 2/100 là bỏ trống trong khi vào tuần trước thì là 20/100.

Thi thể nạn nhân xấu số được đem đến các khu hỏa táng tập thể. (theo Reuters)

Ở thung lũng silicon của Ấn Độ-Bengaluru, chỉ có 23/590 giường bị bỏ trống và 1/50 máy thở bị bỏ trống trong số đó, một tình huống báo hiệu cho khủng hoảng sắp xảy ra. Công suất hoạt động của các bệnh viên đang tăng gấp 20 so với trước dịch để phục vụ 325.000 bệnh nhân covid 19.

Bác sĩ hỏi thăm tình hình bệnh nhân trên giường ICU. (theo Reuters)

“Các bệnh nhân nhiễm covid 19 đều cần giường ICU hoặc HDU… đó là lý do tại sao bệnh nhân chạy từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để tìm giường ICU. Nguồn cung cấp oxy y tế cũng khan dẫn đến việc bệnh viện nhỏ hiện nay không mua oxy hàng ngày đều từ chối bệnh nhân”, giáo sư H.M. Prasanna cho hay.

Viện trợ từ các nước đồng minh như Ba Lan, Hà Lan, Việt Nam và Thụy Sĩ đến Ấn Độ bao gồm khẩu trang, thực phẩm đóng gói và thậm chí cả máy thở. Một số bang đã đặt các mức hạn chế xã hội khác nhau để cố ngăn chặn tình trạng lây nhiễm bất chấp việc chính phủ vẫn chống lại việc áp đặt một lệnh cấm vận toàn quốc.

Đạt Phạm/Sở hữu trí tuệ

Bạn đang đọc bài viết Gandhi yêu cầu đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine sau khi hơn 1.5 triệu người nhiễm tại chuyên mục Vấn đề hôm nay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Vấn đề hôm nay