Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể |
Thực tế có điều rất lạ, nhiều người hành xử rất bừa bãi nhưng ra nước ngoài lại ngoan ngoãn, chấp hành rất nghiêm, không hút thuốc nơi công cộng, hành xử có văn hoá… Trở về trong nước, họ lại cư xử khác. Ở nước ngoài, các hình thức chế tài rất nặng để uốn nắn nhận thức, chứ không phải anh có của, anh xem đồng tiền thay thế cho nhận thức pháp luật”, ông Khuê cho hay.
Từ thực tế giám sát về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí ở các khu công nghiệp sản xuất tập trung, ông Khuê cho biết: Có doanh nghiệp biên bản xử phạt vi phạm hành chính xếp cả tập dày như vở học sinh, nhưng họ không chấp hành. Vậy mà không thể nào cưỡng chế được. Vì phía Bộ Công thương đặt ra vấn đề không được cắt điện nước. Không cắt điện nước thì nay đến kiểm tra, khi đoàn đi họ vẫn sản xuất như bình thường, thậm chí còn tăng mức độ ô nhiễm.
“Đặt ra xử phạt nhưng chúng ta lại phải làm một cuộc rượt đuổi. Luật pháp bị coi như một trò đùa, hiệu lực pháp luật gần như bị triệt tiêu dẫn đến sự ca thán của xã hội ở nhiều khía cạnh. Cần phải đặt vấn đề cúp điện cúp nước như một công cụ, biện pháp để cưỡng chế”, ông Khuê đề nghị.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đặt vấn đề: Về nguyên tắc, xử phạt là phải có hiệu lực, mà để bảo đảm hiệu lực thì phải có biện pháp cưỡng chế. Chứ xử phạt mà không có hiệu lực thì sẽ càng khuyến khích người ta vi phạm nhiều hơn.
Nguyên tắc xử phạt là làm cho người ta sợ, người ta ngại, người ta không dám vi phạm. Ông nhà giàu đi Mercedes, Bentley mà phạt 3 triệu đồng thì họ cười khẩy. Bắt đi lao động, đi học luật, họ mới sợ, chứ phạt mấy triệu đồng họ không sợ. Còn ai không có tiền thì đi lao động công ích”, ông Nghĩa đề xuất.
Theo Báo Tiền phong