Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng tại TP Hà Giang diễn ra trong bối cảnh thiên tai tại Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại.
Theo thông tin tham khảo từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa lớn ở Hà Giang và các tỉnh Tây Bắc Bộ là mưa tại chỗ, không phải do mây từ nơi khác kéo tới.
Hà Giang ngập do địa hình lòng chảo
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, cho biết nguyên nhân chính khiến Hà Giang ngập nghiêm trọng trong sáng 21/7 là lượng mưa trút xuống quá lớn.
Mưa trút với cường độ lớn gây ngập lụt nghiêm trọng ở Hà Giang. |
Địa hình của Hà Giang như lòng chảo. Khi mưa trút xuống với cường độ lớn, nước mưa không kịp thoát gây ngập úng nghiêm trọng.
Cảnh đồi sạt, lũ cuồn cuộn đổ về Hà Giang Mưa lớn vào rạng sáng 21/7 làm nhiều tuyến đường tại TP Hà Giang ngập sâu, hàng trăm ngôi nhà bị nước tràn vào. Tại huyện Hoàng Su Phì, vụ sạt lở đất xảy ra làm 2 mẹ con tử vong.
Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng tại TP Hà Giang diễn ra trong bối cảnh thiên tai tại Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại.
Theo thông tin tham khảo từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa lớn ở Hà Giang và các tỉnh Tây Bắc Bộ là mưa tại chỗ, không phải do mây từ nơi khác kéo tới.
Hà Giang ngập do địa hình lòng chảo
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, cho biết nguyên nhân chính khiến Hà Giang ngập nghiêm trọng trong sáng 21/7 là lượng mưa trút xuống quá lớn.
"Mưa chỉ vài giờ mà đã hơn 100 mm là rất lớn. Trong khi đó, Hà Giang có địa hình lòng chảo, mưa xuống nhanh nhưng nước không kịp thoát gây ra ngập úng nghiêm trọng. Từ năm 1986 đến nay, việc ngập úng vẫn thỉnh thoảng diễn ra", ông Vinh cho biết.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang cho biết trận ngập tại thành phố không phải lần đầu tiên. Ảnh: H.H. |
Đồng quan điểm, ông Bùi Đức Tuấn, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc, cho biết thông thường, những đợt lũ xảy ra thường là lũ thượng nguồn và xuất hiện trên diện rộng. Tuy nhiên, đợt lần này lại chỉ tập trung ở Hà Giang.
Hà Giang có địa hình gần như một thung lũng. Xung quanh thành phố là các rãnh núi cao nên lượng nước dồn về rất nhanh.
"Lũ chỉ trên mức báo động 2 nhưng tập trung cục bộ ở một vài điểm nên gây ngập nhiều. Sau đó, lượng nước ứ đọng tại các điểm tràn ra gây ngập hết cả thành phố", ông Tuấn phân tích.
Trong văn bản gửi các địa phương yêu cầu ứng phó với ngập lụt, lũ quét, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cũng nhận định nguyên nhân gây ngập lần này là mưa lớn kéo dài. Hệ thống thoát nước của thành phố đã cũ, xuống cấp và không đáp ứng được mức độ đô thị hóa.
Lượng nước không kịp thoát gây ngập lụt nặng nề tại TP Hà Giang. Theo báo cáo nhanh của Chi cục Thủy lợi, khu vực trường Nội trú của tỉnh ngập cao tới 1,2 m. Nhiều con ngõ nhỏ cũng hứng chịu độ ngập tương tự do địa hình trũng sâu và khó thoát nước.
Không liên quan đến mưa lũ ở Trung Quốc
Nói về nguyên nhân của đợt mưa lớn đang diễn ra ở Hà Giang và các tỉnh miền núi Bắc Bộ, ông Bùi Đức Tuấn cho biết đây là một trong những hiện tượng do áp cao cận nhiệt đới lấn sâu vào nội địa. Hình thái này kết hợp với xoáy và gió trên cao tồn tại lâu ở khu vực Hà Giang.
"Vùng xoáy này đã xuất hiện 1-2 ngày và chỉ tồn tại ở thành phố Hà Giang chứ không di chuyển đi các nơi khác. Đó là lý do lượng mưa các nơi không đồng đều", ông Tuấn cho biết.
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc cũng cho biết các đợt mưa lớn thông thường cũng chỉ ghi nhận lượng mưa trên 200 mm. Tuy nhiên, với lượng mưa trên 350 mm tại thành phố Hà Giang trong vòng 1 ngày, cơ quan khí tượng sẽ so sánh lại các số liệu trong quá khứ để nhận định xem đây có phải trận mưa lớn lịch sử hay không.
Chuyên gia bác bỏ thông tin mưa lớn tại Hà Giang do ảnh hưởng từ hình thái gây mưa của Trung Quốc |
Ông Tuấn cũng bác bỏ thông tin mưa lớn ở Hà Giang sáng 21/7 do ảnh hưởng bởi hình thái gây mưa lũ tại Trung Quốc. Theo đó, mưa xuất hiện tại chỗ, do chính vùng mây hội tụ hình thành tại khu vực, không phải do mây từ những nơi khác di chuyển đến.
Trao đổi với phóng viên trước đó, ông Vũ Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cũng khẳng định dải mây hội tụ Front Mei-yu gây mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc không thể ảnh hưởng đến Việt Nam.
Chuyên gia giải thích dải mây đang gây mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc và Nhật Bản là hình thế đặc trưng của khu vực này. Đây là hình thái thời tiết điển hình và chỉ xuất hiện trọng phạm vi nhất định, không di chuyển từ vùng này sang vùng kia.
Thông tin thêm về tình hình mưa trong những ngày tới tại các tỉnh miền núi phía Bắc, cơ quan khí tượng cho biết người dân cần tiếp tục đề cao cảnh giác trong bối cảnh diễn biến thời tiết khó lường và cực đoan. Lượng mưa tại các nơi trong 2 ngày tới phổ biến 40-80 mm/ngày, có nơi trên 150 mm/ngày.
Tính đến 15h ngày 21/7, lượng mưa ghi nhận được tại nhiều nơi đã vượt mức 300 mm, gồm: TP Hà Giang 378 mm, Vị Xuyên 401 mm, Hoàng Su Phì 103 mm. Trận mưa kéo dài trong nhiều giờ khiến TP Hà Giang ngập trong biển nước. Thống kê ban đầu cho thấy mưa lớn tại Hà Giang khiến 5 người thiệt mạng do bị đất đá vùi lấp và bị lũ cuốn, 2 người bị thương. Hơn 50 ngôi nhà bị sạt lở, 524 nhà bị ngập lụt. Đáng chú ý, 2 nhà máy thủy điện Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên) và Thái An (huyện Quản Bạ) đã dừng hoạt động do bị đất đá vùi lấp. |
Theo Zing