Giá heo miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg ở nhiều nơi.
Cụ thể, sau điều chỉnh, giá heo hơi tại Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ và Ninh Bình được thu mua chung mốc 68.000 đồng/kg.
Các khu vực Thái Bình và Hà Nội cũng điều chỉnh giá heo hơi lên mốc 69.000 đồng/kg - cao nhất khu vực.
Các địa phương còn lại triển khai giá heo hơi ổn định trong so với phiên sáng qua.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet) |
Giá heo miền Trung -Tây Nguyên
Sáng nay, giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục tăng rải rác.
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đạt mức 65.000 đồng/kg, tại Đắk Lắk và Ninh Thuận đạt mức 66.000 đồng/kg, tại Thanh Hóa và Bình Thuận đạt mức 67.000 đồng/kg và tại Lâm Đồng đạt mức 68.000 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng là khu vực duy nhất có giá heo hơi cao nhất trên toàn miền Trung - Tây Nguyên.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá heo miền Nam
Thị trường heo hơi miền Nam cũng tăng mạnh theo xu hướng chung.
Hiện, nhóm các địa phương gồm Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Vĩnh Long và Bến Tre cùng triển khai mức tăng 1.000 đồng/kg, nâng giá heo hơi lên khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Long An và Tiền Giang đạt mức 69.000 đồng/kg, tại Cà Mau đạt mức 68.000 đồng/kg và tại Trà Vinh đạt mức 66.000 đồng/kg.
Cùng lúc, mức giá 67.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg là giá thu mua được ghi nhận tại Bạc Liêu và Sóc Trăng sau khi điều chỉnh tăng mạnh đến 3.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tăng rải rác do một số tỉnh thành trên cả nước đang trên đà tăng.
Tuy giá heo hơi tăng cao nhưng nhiều người chăn nuôi ở Đồng Nai chưa mạnh dạn tăng đàn, vì lo dịch tả heo châu Phi (DTHCP) và tình trạng nhập khẩu thịt đông lạnh sẽ ảnh hưởng đến giá trong thời gian tới, theo VOV đưa tin.
Tỉnh Đồng Nai có khoảng 2,4 triệu con heo. Hiện nay, giá heo hơi hơn 65.000 đồng/kg, tăng hơn 18.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Với giá này, người chăn nuôi đã có lời. Tuy giá heo hơi tăng cao nhưng nhiều người chăn nuôi ở Đồng Nai chưa mạnh dạn tăng đàn, vì DTHCP và tình trạng nhập khẩu thịt đông lạnh sẽ ảnh hưởng đến giá trong thời gian tới.
Hiện nay, giá heo hơi tăng cao là do nguồn cung giảm, vì thời gian qua DTHCP gây thiệt hại cho nhiều hộ chăn nuôi, kể cả những công ty chăn nuôi lớn. Cho nên nhiều hộ đã giảm đàn, hoặc tạm ngưng chăn nuôi và một số công ty chăn nuôi cũng giảm đàn.
Hiện giá heo hơi tăng nhưng chưa có nhiều hộ chăn nuôi dám tăng đàn vì sợ rủi ro về dịch bệnh và giá cả. Người chăn nuôi sợ giá này không giữ được ổn định lâu dài nếu tình trạng nhập lậu heo sống tái diễn và việc nhập khẩu thịt đông lạnh ồ ạt sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Trong khi chu kỳ sản xuất 1 con heo hơi là từ 9 - 10 tháng (tính từ lúc heo mang bầu sinh ra đến heo hơi xuất chuồng).
Khoảng 2 tháng nay, giá heo hơi đang trên đà tăng mạnh, có thời điểm đạt 70.000 đồng/kg, đây là điều kiện thuận lợi để nhiều doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tái đàn, báo Bắc Giang đưa tin.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang (Sở Nông nghiệp và PTNT), hiện dịch tả heo châu Phi vẫn là mối đe dọa thường trực với người chăn nuôi trong tỉnh, nguy cơ dịch bệnh xảy ra rất lớn nên việc tái đàn cần phải thận trọng và chỉ nên tái đàn khi thực sự bảo đảm an toàn.
Ông Hoàng Văn Dư, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo, khi phát hiện có dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi cần thông tin kịp thời cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất, tuyệt đối không giấu dịch. Cùng đó, tổ chức tiêu hủy đàn heo nhiễm bệnh và các đàn heo xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể, phù hợp.
Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức ngay các biện pháp xử lý ổ dịch và biện pháp phòng, chống theo quy định của Luật Thú y. Đặc biệt, phải dừng việc vận chuyển heo, sản phẩm từ heo, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có heo, sản phẩm heo được xác định dương tính với dịch tả heo châu Phi.
Các cơ sở chăn nuôi không lơ là, chủ quan, hạn chế tối đa việc cho người khác vào khu vực chăn nuôi. Người chăn nuôi hạn chế ra ngoài tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh. Nếu cần thiết phải cho người khác vào nơi chăn nuôi thì cần thay quần áo, giày dép, sát khử khuẩn nhằm ngăn chặn, loại bỏ yếu tố trung gian truyền dịch bệnh từ ngoài vào.
Chuồng nuôi cần bảo đảm khoảng cách tối thiểu 500m đối với đường giao thông, chợ buôn bán động vật sống, điểm giết mổ heo và tối thiểu 300m với khu dân cư, cơ sở chăn nuôi heo khác; được che chắn để ngăn ngừa côn trùng, chuột…
Theo báo Kinh tế Đô thị