Hà Nội, Thứ Ba Ngày 10/12/2024

Chế độ ăn hạn chế mỡ

KHOA HỌC ĐỜI SỐNG 06:51 23/11/2020

Chế độ ăn hạn chế mỡ áp dụng với người thừa cân, béo phì, mắc bệnh rối loạn mỡ máu… Hạn chế đạm với người bị gan, thận, gút. Một chế độ ăn hài hòa sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tật.

Hỏi: Tôi mới chớm bị mỡ máu cao, bác sĩ khuyên nên thực hiện chế độ ăn hạn chế mỡ. Xin hỏi, nên hạn chế ở mức nào?

Vũ Thu Hà (Bắc Giang)

ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Thực hiện chế độ ăn giảm chất béo kết hợp với giảm acid béo no và cholesterol, nên ăn chất béo ở mức từ 15 - 20% năng lượng khẩu phần, ăn ít chất béo no (chất béo no có nhiều trong mỡ, bơ, nước luộc thịt) và ít cholesterol, thay vào đó ăn nhiều acid béo chưa no từ dầu thực vật và mỡ cá. Lượng cholesterol trong chế độ ăn dưới 300mg/người/ngày. Hạn chế các thức ăn có nhiều cholesterol có trong thức ăn phủ tạng động vật, nhất là não, bầu dục lợn, tim, trứng gà toàn phần.

Cần đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật (mỡ lợn, mỡ gà...) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc...). Trong khẩu phần hằng ngày ít nhất là 40% chất béo thực vật, chất béo động vật không nên vượt quá 60%, nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật, không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật. Dầu, mỡ để rán chỉ dùng một lần rồi đổ bỏ; hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng dễ gây thừa cân béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi người trưởng thành mỗi ngày trung bình nên ăn khoảng 25 - 30g dầu, mỡ tương đương 5 - 6 thìa cà phê dầu, mỡ.

Link gốc : https://khoahocdoisong.vn/cang-an-nhieu-dam-dong-vat-cang-de-bi-ung-thu-103452.html

Bạn đang đọc bài viết Chế độ ăn hạn chế mỡ tại chuyên mục Dư địa chí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Dư địa chí