Hà Nội, Thứ Năm Ngày 28/03/2024

Tài sản vợ chồng trước khi ly hôn - Chia thế nào có lợi nhất?

TDVN 09:01 03/05/2020

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm, vậy làm thế nào để phân chia tài sản có lợi nhất cho cả đôi bên? Hãy cùng lắng nghe ý kiến của Luật sư. _______

Trao đổi với PV, Luật sư Hoàng Trọng Giáp – Giám đốc công ty Luật Hoàng Sa cho biết, Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc phân chia khối tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và chồng trong thời điểm đang được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Luật sư Hoàng Trọng Giáp - Giám đốc công ty luật Hoàng Sa

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định việc phân chia tài sản chung vợ chồng tại các Điều từ 38 đến Điều 42 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Bằng thực tế kinh nghiệm tư vấn ly hôn cho nhiều khách hàng, Luật sư Hoàng Trọng Giáp cho rằng, những đôi vợ chồng trước khi ly hôn nên tính toán thỏa thuận thuận phân chia tài sản xong xuôi, hạn chế tối đa sự tranh chấp tài sản. Vì khi tranh chấp tài sản sẽ kéo theo những chi phí án phí tòa án, và phân chia tài sản trước khi ly hôn sẽ "lách luật, né được một khoản tiền thuế không hề nhỏ". Nếu sau khi ly hôn, tức là khi không còn là vợ chồng nữa thì lúc đó việc chuyển nhượng sang tên tài sản sẽ phải tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định (kể cả tặng cho). Một số quy định về phân chia tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như:

  1. Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

Tài sản chung vợ chồng bao gồm tất cả tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân: các khoản thu nhập hợp pháp của vợ và chồng (lương, thưởng, trợ cấp, tiền trúng xổ số,..); hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, tài sản chung; tài sản được thừa kế hoặc tặng cho chung và các tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất và được xác định chỉ căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người hay giá trị tài sản mỗi người mang lại cho khối tài sản chung.

  1. Khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Vợ, chồng có thể tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu hai người không thể thống nhất được. Văn bản thỏa thuận của vợ và chồng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của các bên.

  1. Điều 39 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng:

Văn bản thỏa thuận sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm được ghi trong văn bản hoặc từ ngày văn bản đó được lập ra. Trường hợp việc chia tài sản chung do Tòa án giải quyết thì sẽ có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật

  1. Điều 40 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Điều 14 Nghị định 126 quy định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng:
  • Phần tài sản đã chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó thuộc tài sản riêng của mỗi người, trừ khi họ có thỏa thuận đó là tài sản chung và những tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng.
  • Nếu không xác định được tài sản nào có được là thu nhập do lao động, sản xuất kinh doanh hay phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người thì vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng
  1. Điều 41 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

Khi chia tài sản, vợ chồng có thể thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Thỏa thuận phải lập thành văn bản và phải được Tòa án công nhận nếu việc chia tài sản trước đó do Tòa án giải quyết. Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện như trước khi chia. Phần tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ chồng nếu không có thỏa thuận khác.

  1. Điều 42 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng vô hiệu:

Việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng sẽ bị vô hiệu trong hai trường hợp sau:

  • Việc chia tài sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, tới quyền lợi của các con khi chúng chưa có khả năng tự nuôi bản thân;
  • Việc chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ tài sản như: cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, trả nợ, nộp thuế,…

An Dân (th)/DTVN/SHTT

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn pháp luật xin hãy liên hệ:

Công ty luật Hoàng Sa

P713, tòa F4, số 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 02466564319 - 0911771155

email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Tài sản vợ chồng trước khi ly hôn - Chia thế nào có lợi nhất? tại chuyên mục Hỏi đáp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Hỏi đáp