Mặc dù chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã tự ý đưa máy móc, công nhân vào thi công rầm rộ, điều này đã khiến cho dư luận hết sức bất bình và lên án những hành vi trên
Khu dự án Khu du lịch sinh thái Rú Lịnh có địa chỉ tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, dự án do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Sông Hiền làm chủ đầu tư.
Căn cứ tại quyết định số 568 do UBND tỉnh Quảng Trị ký ngày 24-3-2016, cho phép Công ty Sông Hiền thuê rừng Rú Lịnh (tại xã Vĩnh Hòa và xã Hiền Thành) để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn thiên nhiên.
Được biết, Dự án trên có tổng diện tích gần 100ha, với số vốn đầu tư hơn 320 tỷ đồng, với mục đích là điểm đến hấp dẫn tại Quảng Trị, kết hợp việc xây dựng điểm lưu trú mới trong hành trình khám phá con đường di sản miền Trung.
Mặc dù, ngày 27-6-2017, Công ty Sông Hiền được cơ quan chức năng quyết định giao đất, đồng thời đơn vị này cũng tiến hành làm lễ động thổ dự án (DA). Tuy nhiên, đã hơn 3 năm qua, DA này vẫn dậm chân tại chỗ. Hơn 123 hộ dân của 2 xã Vĩnh Hòa và Hiền Thành có đất sản xuất vùng đệm Rú Lịnh bị thu hồi, được chi trả tiền bồi thường hơn 3,1 tỷ đồng nhưng nhận rất chậm.
Tại thời điểm trên, do thấy DA ì ạch không triển khai, cỏ dại um tùm rất lãng phí nên bà con tranh thủ trồng ngô, sắn, nay chưa kịp thu hoạch thì công ty vào san ủi. Chủ đầu tư còn nợ tiền thuê rừng hơn 150 triệu đồng (xã Hiền Thành gần 90 triệu, xã Vĩnh Hòa hơn 60 triệu đồng).
Từ tháng 2-2020, Công ty Sông Hiền huy động máy móc, nhân lực đến thi công: san ủi đất, mở đường, lập hàng rào; san gạt đất mép Rú Lịnh dọc Quốc lộ 9Đ; trồng 3,58ha cây sâm; 0,59ha cây sim…
Việc thi công đã chặt cây xâm hại đến rừng đặc dụng dài hơn 200m, rộng 4-m. Giữa tháng 3-2020, chính quyền các xã cùng các cơ quan, ban ngành kiểm tra thì việc thi công đã rầm rộ trên diện rộng. Công ty Sông Hiền còn chặn dòng nguồn nước ở 2 hồ chứa nước Rú Lịnh ảnh hưởng nguồn nước tưới nông nghiệp của 2 xã.
Trước tình hình vụ việc nêu trên, đại diện UBND xã Hiền Thành đã xác nhận với báo chí, “phía công ty không trình được giấy tờ, thủ tục pháp lý về việc thi công, không khai báo nhân lực đến địa phương. Họ cũng không thông báo với chính quyền địa phương về việc thi công DA nên xã gặp khó khăn trong quản lý, giám sát. Họ còn ngăn việc dòng chảy của 2 hồ nước đến sản xuất nông nghiệp. Việc Công ty nợ tiền thuê đất rừng, họ cam kết đến ngày 25-3 sẽ trả...
Dự án mới chỉ được cấp chủ trương đầu tư, chưa lập dự án chi tiết, chưa có bản vẽ thiết kế, chưa có giấy phép xây dựng, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT), chưa hoàn thành trả tiền thuê rừng… nhưng chủ đầu tư đã tự ý thi công, không thông báo chính quyền, cơ quan chức năng.
Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Linh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng đình chỉ việc thi công DA, các hành vi xâm hại đến rừng để làm rõ, xử lý các sai phạm đối với Công ty Hiền Lương và trách nhiệm giám sát của chính quyền, đơn vị liên quan”.
Ông Đoàn Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Linh cho biết: "Đơn vị cùng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng kiểm tra thực tế, lập biên bản về sự xâm phạm rừng của Công ty Sông Hiền và báo cáo đến Chi Cục Kiểm lâm tỉnh. Phía chủ đầu tư cũng thừa nhận vi phạm, ký vào biên bản. Hồ sơ vụ việc do Công an huyện chủ trì xử lý" .
Ông Phan Ngọc Tư – Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh cho biết: “DA được giao đất từ lâu nhưng chậm triển khai gây bức xúc trong nhân dân. Theo thời hạn, đến tháng 4-2020 mà chủ đầu tư không thực hiện DA sẽ bị tỉnh xem xét thu hồi. Vì vậy có thể vội thi công để kịp tiến độ. Nhưng việc thi công trên đã vi phạm, xâm hại đến rừng, ảnh hưởng đến nước tưới sản xuất nông nghiệp. Huyện ủy đã yêu cầu UBND chỉ đạo các địa phương, các ngành kiểm tra, xử lý; báo cáo đến tỉnh để có phương án chỉ đạo đối với DA”.
Để xảy ra sự việc, ngoài vi phạm của Công ty Sông Hiền thì có trách nhiệm của chủ rừng là UBND 2 xã Vĩnh Hòa và Hiền Thành vì chủ đầu tư thi công rầm rộ trong thời gian dài nhưng công tác phát hiện, kiểm tra, giám sát còn chậm.
Rú Lịnh được phân loại là rừng đặc dụng, có thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loài động vật. Bao đời nay, chính quyền, người dân luôn có ý thức, trách nhiệm bảo vệ nguyên vẹn rừng nguyên sinh Rú Lịnh vì nó được xem là lá phổi xanh của hàng nghìn người.
Người dân, chính quyền đã từng kiến nghị xem xét thu hồi DA do chủ đầu tư dậm chân tại chỗ. Tháng 2-2018, UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT và Hội đồng liên ngành về việc gia hạn thực hiện cam kết tiếp tục thực hiện DA của Công ty Sông Hiền; giao nhiệm vụ cho các đơn vị theo dõi việc thực hiện cam kết, không để tái diễn việc chậm trễ thực hiện DA nhằm ổn định ANTT tại địa phương, tránh tình trạng đất bỏ hoang trong khi người dân thiếu đất sản xuất. Mặc dù vậy, chủ đầu tư vẫn không hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai DA.
Ngày 31-5-2019, UBND tỉnh yêu cầu Công ty Sông Hiền báo cáo tình hình triển khai DA và giải trình rõ nguyên nhân chậm tiến độ, nếu không có báo cáo hoặc không có lý do chính đáng, UBND tỉnh sẽ kiểm tra xem xét việc thu hồi đất theo quy định. Sau đó thì chủ đầu tư thi công ồ ạt trái phép, xâm hại rừng.
Tình trạng xây dựng sai phép diễn ra ngày một phức tạp và “bất chấp”?
Đơn cử như hai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng ở TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa bị cơ quan chức năng tỉnh này buộc đình chỉ thi công một số hạng mục do xây dựng sai giấy phép, sai quy hoạch.
Thông tin với báo chí về vấn đề này, ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho hay, cơ quan này đã đình chỉ thi công các hạng mục vi phạm tại dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea tại phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn. Dự án này do Công ty TNHH Sài Gòn Max làm chủ đầu tư.
Theo giám đốc Sở Xây dựng Bình Định, trong thời hạn 60 ngày, Công ty TNHH Sài Gòn Max phải làm thủ tục đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Nếu chủ đầu tư tiếp tục thi công, cơ quan có thẩm quyền cao hơn là UBND tỉnh Bình Định sẽ xử phạt vi phạm hành chính.
Hết thời hạn trên, nếu chủ đầu tư không xuất trình giấy phép xây dựng thì sẽ bị áp dụng biện pháp buộc khắc phục công trình vi phạm theo quy định.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) tiến độ vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.
UBND tỉnh Bình Định cho biết khu đất K200 dự kiến sẽ được tổ chức mời gọi đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn tỉnh Hòa Bình đã có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các dân tộc đã dần được nâng lên.
Với sự nỗ lực, bền bỉ trong suốt 10 năm qua trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Huyện Tân Lạc đã vươn mình khởi sắc khắp mọi nẻo nông thôn.
Là địa phương còn nhiều hạn chế về kinh tế, địa hình bị chia cắt nhưng huyện Đà Bắc vẫn vươn mình mạnh mẽ, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM).
Song song với việc kiểm soát chặt người dân trở về từ Trung Quốc, cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng cũng nỗ lực đẩy nhanh thông quan hàng hóa tại cửa khẩu.
Thương hiệu chăm sóc da thuần chay nổi tiếng Drunk Elephant tại Mỹ mới đây đã ra thông báo thu hồi 4 lô sản phẩm dưỡng da do quá trình nhầm lẫn công thức khi pha trộn.
Mặc dù nước xạ đen là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng theo các bác sĩ, không nên dùng xạ đen để giảm cân nhất là những người mắc bệnh thận, tiêu hóa kém.
Nhằm hướng đến sự an toàn đối với người tham gia giao thông và sản phẩm, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố dự thảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện.
TP Hà Nội đang tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 4 khu nhà ở xã hội tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, QLTT cả nước đang thực hiện đợt cao điểm chống gian lận thương mại trên các nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Facebook...
Không chỉ được biết đến là mảnh đất “Thành đồng đất thép” với địa đạo cùng tên nổi tiếng, Củ Chi còn hút khách bởi có nhiều đặc sản thơm ngon như bò tơ Củ Chi, mít non trộn thịt, gỏi măng tươi,...
Được xem như đặc sản ở một số huyện Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, thịt chuột đồng có giá đắt ngang thịt bò, là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ngon như xào lăn, nấu xôi, giả cầy, nướng…
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề "Sắc màu miền di sản" diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh bất động sản miền Bắc.
Hà Nội có nhiều món ăn thường xuất hiện khi chuyển mùa, chỉ cần trời hơi lạnh nhiều người đã lên kế hoạch rủ nhau đi ăn. Đó hầu hết là các món ăn vặt, được bán trên vỉa hè từ buổi chiều đến tối đêm.
Đặc sản Đắk Nông nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã, chế biến từ những nguyên liệu chỉ có thể tìm thấy ở vùng đất này như cá lăng sông Sêrêpốk, canh thụt đọt mây, canh chua kiến vàng, heo rẫy nướng,…
Một vị khách châu Phi, dù từng thử các món Việt lạ như mắm tôm và trứng vịt lộn, vẫn hoang mang và không dám nếm thử món đặc sản "nhảy tanh tách" và "ăn tươi nuốt sống" tại Hà Tĩnh.