Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Thỏa thuận SPAC trị giá 34 tỷ đô la của Grab đưa công nghệ Đông Nam Á lên bản đồ

TDVN 16:03 12/04/2021

Grab và Traveloka đã sẵn sàng trở thành công ty đại chúng trong những tháng tới, khởi động một bữa tiệc ở Đông Nam Á với cục diện internet đã vốn rất ảm đạm.

Grab và Traveloka đã sẵn sàng trở thành công ty đại chúng trong những tháng tới, khởi động một bữa tiệc ở Đông Nam Á với cục diện internet đã vốn rất ảm đạm.

Trong tuần này, Grab sẽ niêm yết thông qua một công ty trống thứ ba với nguồn vốn được từ công ty T.Rowe Price tới Temasek với mức định giá cao ngất ngưởng là 34 tỷ đô la Mỹ. Nếu thỏa thuận diễn ra thành công, đây sẽ là thỏa thuận lớn nhất từ trước tới nay thuộc thể loại này. Ở một diễn biến khác, Traveloka của Indonesia cũng đi theo đàn anh “Grab”, niêm yết công ty với mức định giá là 5 tỷ đô la với nguồn vốn của tỷ phú Richard Li và Peter Thiel. Tuy nhiên, các điều kiện của hợp đồng vẫn có thể thay đổi.

2 giao dịch trên sẽ mở đầu cho một loạt các đợt mở bán công chúng từ các công ty công ty khởi nghiệp có giá trị nhất trong khu vực từ năm 2021, gồm đối thủ lớn nhất của Grab là Gojek và gã thương mại điện tử khổng lồ của Singapore là Tokopedia và PropertyGuru. May thay, sự trình làng của họ cho mở ra cơ hội đặt cược vào sự phát triển vượt bậc của các ngành công nghiệp công nghệ 4.0 trong kỷ nguyên di động hậu Covid, thay vì việc phải để trứng ở trong rọ của những tổ chức tài chính và tập đoàn công nghệ đã thống trị hoàn toàn các doanh nghiệp Đông Nam Á từ rất lâu rồi. Về lâu dài, các nhà theo dõi thị trường mong muốn những doanh nghiệp công nghệ “kì lân” này có thể bay thật xa như họ đã và đang làm ở Trung Quốc và Mỹ, định vị lại thị trường công nghệ của Đông Nam Á mà đứng đầu hiện tại là tập đoàn trò chơi điện tử và TMĐT Sea.

Rajive Keshup – giám đốc quỹ cathay capital với quy mô quản lí 4 tỷ đô la tài sản nhận định: “Chúng tôi đã nhận thấy xu hướng tương tự trên các thị trường lâu đời hơn và hiện tại chính là thời kì vàng của Đông Nam Á. Chúng tôi kì vọng sẽ có những dòng vốn đầu tư ngoại sẽ chảy vào thị trường sau 2 thông báo của Grab và Traveloka; và đây còn là một chỉ báo hàng đầu rất tốt về sức khỏe của kinh tế khu vực”.

Ngành công nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á, nơi có khoảng 1/10 dân số thế giới và một số nền kinh tế thần tốc như Indonesia, đã quá hạn để được công nhận. Khu vực này không có một công ty công nghệ lớn nào được niêm yết cho đến khi Sea niêm yết tại Newyork vào năm 2017. Mặc dù dân số sử dụng điện thoại thông minh đang với tốc độ chóng mặt, sự phát triển này là hoàn toàn không tương xứng, phải được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế và các chính sách của chính phủ khuyến khích vào đâu tư công nghiệp.Tiềm năng đó đang thu hút những “khổng lồ” như Amazon, Tencent Holdings ltd và Alibaba Group Holding Ltd., những người coi người tiêu dùng ngày càng giàu có của Đông Nam Á là chìa khóa cho tham vọng toàn cầu của họ.

Sự quan tâm đến vực đang gia tăng một phần là do các yếu tố ngoại cảnh. Dòng tiền đã chảy ra khỏi các tên tuổi internet lớn nhất Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh khởi động chiến dịch hạn chế Alibaba và các đông nghiệp của họ vào cuối năm ngoái. Trong khi đó, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh có nguy cơ leo thang, khiến sự hiện diện của quốc gia châu Á ở Mỹ và thậm chí khiến các công ty Trung Quốc bị hất tung khỏi sàn Mỹ. Đồng thời, có sự lo ngại rằng bong bóng tài chính có thể hình thành sau đợt bán tháo công nghệ tồi tệ nhất trong nửa năm.

Chính vì thế, những nhà đầu tư đang chơi canh bạc ở Đông Nam Á. Nghiên cứu từ Google, Temasek Holdings Pte và Bain & Co. cho thấy, nền kinh tế internet của Đông Nam Á đã nguội đi trong thời kì đại dịch nhưng chi tiêu trực tuyến sẽ tăng trở lại nhanh chóng và tăng gấp 3 lần lên hơn 300 tỷ vào năm 2025.

Để nhanh chống khai thác sự nhiệt tình của nhà đầu tư, nhiều công ty khởi nghiệp như Grab và Traveloka đang cân nhắc đến các công ty trống, nhưng những người quản lí từ chính phủ tỏ ra bất đồng quan điểm khi những việc thông tin lỏng lẻo và yêu cầu phải có giải trình vì sợ lỗ hổng kinh tế, nhưng việc này có đốt cháy sự quan tâm của những nhà đầu tư nêu trên. Chính vì thế, việc niêm yết thông qua các công ty SPAC (special purpose acquisition company) có thể đẩy nhanh tiến độ lên thành vài tuần thay vì 1 năm như cách thông thường.

Ở Đông Nam Á, sự vội vã của các đợt IPO được thúc đẩy một phần bởi sự khởi động đáng kinh ngạc của Sea kể từ đầu năm 2020, điều này cho thấy tham vọng khổng lồ của các gã công nghệ trong khu vực. Nhà tiên phong trong trò chơi trực tuyến và mua sắm trực tuyến được Tencent hậu thuẫn đã nổi lên như một thị trường chứng khoản kể từ khi IPO. Trong số các công ty được định giá từ 100 tỷ đô la trở lên, cổ phiếu này là công ty số 1 châu Á kể từ đầu năm ngoái và chỉ sau Tesla Inc. trên toàn cầu. Gojek và Tokopedia, 2 startups giá trị nhất Indonesia đang tìm kiếm nhà đầu tư nào chấp thuận việc sát nhập của họ để có thể trở thành công ty internet lớn nhất đất nước trước khi IPO kép.

Kerry Goh, giám đốc đầu tư tại Capital Partners Pte cho biết: “ đợt mở bán công chúng này của Grab mang đến cơ hội thoái vốn cho các nhà đầu tư trước đó, đồng thời mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư Hoa Kì có thể tham gia thị trường công nghệ ở Đông Nam Á. Khi đã có tiền lệ, danh sách các công ty công nghệ noi theo chắc chắn sẽ tăng lên”.

Đạt Phạm/Sở hữu Trí tuệ

Bạn đang đọc bài viết Thỏa thuận SPAC trị giá 34 tỷ đô la của Grab đưa công nghệ Đông Nam Á lên bản đồ tại chuyên mục Công nghệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Công nghệ