Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Tập đoàn Bảo Việt với mối làm ăn 200 tỷ khó đòi ở Novaland và những dự án bết bát

THEO ĐTVN 14:57 08/02/2020

Dù là tập đoàn không chuyên về bất động sản nhưng Tập đoàn Bảo Việt vẫn làm ăn với Novaland với việc giao dịch làm ăn lên đến 200 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của Novaland, tính đến 31/12/2019 CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland) có số nợ phải trả lên tới 65,516 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, các khoản vay ngắn hạn là 7.629 tỷ đồng, các khoản vay dài hạn là 26.960 tỷ đồng.

Đối với các khoản nợ từ phát hành trái phiếu cả ngắn và dài hạn (12.935 tỷ đồng), trái chủ sở hữu các trái phiếu của Novaland phần lớn cũng là các ngân hàng.

Cơ cấu nợ lần lượt của Tập đoàn là 18% trái phiếu, 21% trái phiếu chuyển đổi và 60% nợ vay.

Tháp tài chính quốc tế IFT nhiều năm vẫn đắp chiếu

Trong đó đáng chú ý, mặc dù là tập đoàn không chuyên về bất động sản nhưng Tập đoàn Bảo Việt vẫn làm ăn với Novaland với việc giao dịch làm ăn lên đến 200 tỷ đồng.

Hầu hết các khoản vay qua phát hành trái phiếu đều được Novaland thế chấp bằng cổ phần do các cổ đông sở hữu.

Tại một số dự án bất động sản do Tập đoàn Bảo Việt triển khai, phối hợp liên kết với các công ty khác hiện đang rơi vào tình trạng "chết lâm sàng". Bên cạnh đó, Tập đoàn này còn đang vướng vào những khoản nợ khó đòi, tổng cộng nợ và dự án không hiệu quả lên tới nhiều nghìn tỉ đồng.

Trong số các khoản nợ của Bảo Việt ở thời điểm hiện tại, đáng lưu ý nhất là khoản nợ của Công ty ALC II (đã phá sản). Theo lãnh đạo Bảo Việt, tập đoàn đã có kế hoạch về việc thu hồi nợ tại ALC II, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông báo cụ thể về kết quả.

Tạm không nhắc đến các khoản nợ nần của doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất Việt Nam, mà nói đến việc đầu tư của công ty này với các công ty liên doanh, liên kết trong lĩnh vực bất động sản thì cũng không được sáng sủa cho lắm.

Cụ thể, Tập đoàn Bảo Việt liên kết với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long Việt góp vốn hơn 65 tỉ đồng tại dự án Khu đô thị Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), dự án này được phê duyệt gần 20 năm, nhưng đến nay vẫn chỉ là vùng đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Theo đó, dự án khu đô thị rộng 45ha theo quy hoạch là hàng trăm căn biệt thự, liền kề nhưng mới chỉ có 1 số rất ít căn được các chủ nhà hoàn thiện để ở, phần lớn còn lại là xây dựng thô rồi bỏ không.

Nợ vay của Novaland

Trong khi đó, hoạt động của các công ty mà Tập đoàn Bảo Việt liên kết cũng không mấy sáng sủa. Đơn cử như trường hợp của Công ty Cổ phần đầu tư SCIC – Bảo Việt. Đối với đơn vị này, Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 50% cổ phần với giá trị khoảng 70 tỷ đồng. Điều đáng nói là Công ty Cổ phần đầu tư SCIC – Bảo Việt gây lùm xùm với hàng loạt các dự án khủng đắp chiếu.

Điển hình là dự án Tháp tài chính quốc tế IFT trên lô đất 13.000m2 số 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, có tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng. Theo Báo cáo tài chính quý III/2018 của Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn đã góp gần 119 tỷ đồng vào dự án nhưng cho đến nay đây là vẫn chỉ án binh bất động chưa thấy dấu hiệu gì về việc triển khai.

Bên cạnh đó, là dự án Xây văn phòng cho các hiệp hội Hà Nội (tên thương mại Seven Star) tại lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy. Dự án này được chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Bảo Việt (Công ty con của Tập đoàn Bảo Việt), Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long và Công ty Cổ phần đầu tư C.E.O thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011. Tổng mức đầu tư dự án là 4.436,790 tỷ đồng. Trong đó, tổng mức đầu tư dự án BT là 1.090,527 tỷ đồng, tổng mức đầu tư các dự án đối ứng là: 3.346,262 tỷ đồng. Dù đã hơn 7 năm trôi qua, dự án này vẫn nằm trên giấy, chưa có dấu hiệu liên danh chủ đầu tư triển khai dự án.

Quay trở lại câu chuyện Novaland, chuyên viên kiểm toán KPMG phân tích, theo các dữ liệu tài chính trên sàn niêm yết thì cơ cấu nợ đa dạng và tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu dù đang được cải thiện nhưng nợ vay gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả của Novaland tính đến 31/12/2019 là 65 ngàn tỷ/vốn chủ sở hữu 24,4 ngàn tỷ. Điều này cho thấy nguy cơ tài chính không an toàn luôn hiện hữu…

Trong các báo cáo phân tích về tình hình kinh doanh của Novaland cho thấy, với quy mô dự án đồ sộ nên trong thời gian qua, Novaland có cơ cấu nợ vay đa dạng, nhằm giúp tiết kiệm được chi phí tài chính lãi vay. Báo cáo tài chính cho thấy nợ vay bằng USD của Tập đoàn đang chiếm 55% tỷ trọng, 45% còn lại là nợ vay bằng đồng VND.

Điều này càng làm tăng nguy cơ và mối lo cho tập đoàn Bảo Việt nói riêng và hàng loạt tổ chức nhà băng, định chế tài chính khác liên quan.

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn Bảo Việt với mối làm ăn 200 tỷ khó đòi ở Novaland và những dự án bết bát tại chuyên mục Nhà nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Nhà nước