Từ “nhà là nơi để ở” thành “nhà là nơi để hưởng thụ”
Trước đây, không ít người mang trong mình lối sống “dịch chuyển”. Họ rời khỏi nhà từ sáng sớm, cuồng quay trong công việc và các mối quan hệ xã hội rồi về nhà khi trời đã tối mịt. Những ngày nghỉ cuối tuần, họ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động với bạn bè hoặc du lịch thăm thú ở một nơi nào đó. Đối với họ, nhà chỉ đơn giản là nơi để ngủ. Cuộc sống của họ nằm bên ngoài cánh cửa rộng lớn kia.
Đại dịch Covid-19 như một cơn bão, cuốn phăng đi mọi thứ, buộc chúng ta phải trở về nhà và đóng chặt cửa. Các đợt giãn cách xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, khiến thế giới chỉ còn gói gọn trong bốn bức tường. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng chọn hình thức làm việc tại nhà cho nhân viên, cùng với tỷ lệ người làm việc tự do cũng tăng lên đáng kể. Những chuyến bay cũng dần trở nên xa xỉ, các kỳ nghỉ du lịch buộc phải hủy bỏ.
Cùng tháng này năm ngoái, Forbes có một bài viết dài về xu hướng mua sắm đồ nội thất và trang trí nhà cửa tại Mỹ. Theo đó, khi một số thành phố lớn phong tỏa để ngăn Covid-19, doanh số bán đồ nội thất tăng 23% mỗi tuần và có hệ thống tăng đến 97% chỉ trong 3 tháng. Hay sự ra đời của làn sóng “homecation - du lịch tại gia” cũng tăng trưởng vượt bậc. Cứ tưởng chuyện chỉ xảy ra ở các nước giàu có, nhưng năm nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM cũng chứng kiến xu hướng tương tự khi làn sóng Covid-19 thứ 4 ở Việt Nam kéo dài hơn.
Nhu cầu về một không gian sống đầy đủ tiện nghi và đa dạng tiện ích cũng ngày một nhiều. Ngôi nhà giờ đây không chỉ để ngủ mà còn là nơi giúp cho gia chủ hưởng thụ phong cách sống của mình. Họ thoải mái thực hiện sở thích trang trí và thiết kế phòng ốc, trồng nhiều cây xanh, vườn tược, chia sẻ công thức nấu ăn trên mạng xã hội…
Nhà không chỉ là nơi để ở, mà còn để tận hưởng cuộc sống. |
Nhu cầu hưởng thụ lối sống tăng cao cũng là lý do mà các hội nhóm Nghiện nhà, Yêu bếp thu hút hàng triệu thành viên tham gia chỉ trong thời gian ngắn. Ngày ngày đăng tải những hình ảnh những căn hộ sang trọng hay những biệt thự triệu đô đẹp như mơ cùng các món “nhìn ngon mắt và ăn ngon miệng”.
Quản trị viên của nhóm chia sẻ hình ảnh nhà đẹp với 2 triệu thành viên trên Facebook cho biết, đại dịch đã “buộc chân” nhiều người ở trong ngôi nhà của họ trong thời gian dài. Sự giới hạn về không gian này so với cuộc sống thường nhật đã nảy sinh mong muốn tăng cường những trải nghiệm sống và chất lượng cuộc sống ở trong chính ngôi nhà của họ.
Việc chọn lựa ngôi nhà giờ đây ngoài nhu cầu sống, ở, sinh hoạt thì còn phải đáp ứng những giờ phút hưởng thụ. Nhà người khác có gì thì mình cũng muốn có đó, dần dần thôi thúc nhu cầu mua sắm cứ thế tăng cao, xu hướng mua nhà do đó cũng thay đổi.
Bất động sản hưởng thụ - xu hướng mới trong mùa dịch
Nắm bắt được xu thế, các chủ đầu tư tại Việt Nam đã đưa ra những sản phẩm hợp “gu” người mua nhà, đáp ứng xu hướng mới của thị trường. Bất động sản hưởng thụ cũng từ đó ra đời, dần chứng tỏ sức hút trên thị trường.
Theo đại diện một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại TP HCM, bất động sản hưởng thụ đang là khái niệm mới nhưng sẽ dần trở nên quen thuộc hơn trong giai đoạn tới.
Chuyên gia này lý giải, bất động sản cao cấp chỉ đề cập đến chất lượng công trình chứ không thể mô tả lối sống của gia chủ. Còn với bất động sản nghỉ dưỡng hay second-home vốn cần phải đặt ở các thành phố du lịch, bất động sản hưởng thụ có thể ở ngay tại các trung tâm thành phố sầm uất, hay thậm chí ven đô hay cửa ngõ các đô thị lớn, miễn là dự án đáp ứng nhu cầu của người mua nhà được hưởng thụ cuộc sống, về không gian, kiến trúc, cảnh quan, tiện ích. Nói cách khác, bất động sản hưởng thụ đã tạo ra những chuyến du lịch “tại gia” cho cư dân.
Chỉ cần nút bấm thang và vài phút đi bộ, cư dân như lạc vào thế giới khác ở trong dự án của mình. |
“Lối kiến trúc, tiện ích cho phép cư dân được hưởng thụ mọi lúc mọi nơi, dù là cuối tuần hay ngày trong tuần phải work from home, dù là sáng sớm vừa thức dậy, thưởng thức ly cà phê đầu ngày hay buổi chiều tà ngắm nhìn hoàng hôn”, chuyên gia này nhận định. “Tuy nhiên một bất động sản chỉ được gọi là bất động sản hưởng thụ cần đạt các yếu tố sau: một là kiến trúc, cảnh quan luôn được chú trọng, hai là chủ đầu tư có tiềm lực lớn, thứ ba là phải đảm bảo tiềm năng sinh lợi để chủ đầu tư hưởng thụ từ lúc mua nhà đến lúc chuyển nhà”.
Trên thực tế, các dự án đáp ứng các nhu cầu trên có hiện hữu trong nhiều năm trở lại đây, nhưng không nhiều. Những dự án như vậy từ khi mở bán luôn thu hút một lượng lớn người quan tâm mặc cho mức giá luôn thuộc hàng top thị trường và đặc biệt là “đề kháng tốt” trước cả Covid-19.
Điển hình tại TP HCM, dự án của chủ đầu tư Masterise Homes tại quận 1 có mức giá không dưới 300 triệu đồng/m2 nhưng luôn đạt tỷ lệ hấp thụ cao, giao dịch tốt cả ở thị trường trong nước hay ngoài nước.
Hoặc Phú Mỹ Hưng - đơn vị đi đầu trong việc xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu những năm qua cũng đẩy mạnh phân khu Nam Viên, tập trung hàng loạt các dự án chủ lực tại nơi được ví như lá phổi xanh của khu đô thị. Mỗi cư dân sở hữu nhà tại phân khu này đồng nghĩa với việc sở hữu không chỉ công trình chất lượng, mà còn là cây xanh - mặt nước - cảnh quang có một không hai.
Hồ bơi đậm chất thiền tại một dự án của Ecopark. |
Ở khu vực phía Bắc, nổi lên với dòng bất động sản hưởng thụ này còn là thành công của “ông lớn” Ecopark với các đợt ra hàng của những dự án gần đây như Sky Oasis, Haven Park, Sol Forest đều ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ cao, “sạch hàng” chỉ trong lễ mở bán.
Mới đây nhất, doanh nghiệp cho ra mắt dự án căn hộ Swanlake Residences - The Onsen - tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng tại gia, nâng tầm bất động sản hưởng thụ khi kết hợp nhà ở với trị liệu và chăm sóc sức khỏe chuẩn Nhật Bản 100%. Dự án cũng nhanh chóng hấp thụ hai tòa tháp R1 và R2 trong đầu tuần tháng 7.
Phối cảnh khu khoáng nóng tại gia của dự án Swanlake Residences. |
Nhằm mang đến không gian sống chuẩn “hưởng thụ”, Ecopark chọn bắt tay với đại gia Nhật Bản Nomura - “ông trùm” bất động sản của Nhật Bản tại tổ hợp Swanlake Residences. Tập đoàn tư vấn thiết kế Nikken có lịch sử 121 năm cùng với Raymond hàng đầu thế giới có lịch sử 102 năm sẽ là đơn vị tư vấn thiết kế khoáng nóng. Cú bắt tay này mang đến cho dự án tổ hợp Onsen. Swan Lake nằm tại vị trí chạy dọc gần 1km của Hồ Thiên Nga và quanh Hồ Thiên Nga rộng gần 50ha.
Cư dân sống tại đây, có thể trải nghiệm khoáng nóng mỗi ngày mà không cần phải di chuyển vài trăm km tới những suối khoáng nóng xung quanh Hà Nội. Hoặc sau những buổi họp online hay những giờ làm việc tại nhà nhiều tiếng, cư dân có thể thư giãn vào mỗi buổi chiều tại khu vực spa với quy trình khép kín từ tư vấn, trị liệu, chăm sóc, tái tạo đến nghỉ ngơi.
Bảo Quyên - Sở Hữu Trí Tuệ