Tình hình xung quanh Iran, thương mại với Trung Quốc và thậm chí là vấn đề biến đổi khí hậu cho thấy Washington và các nước châu Âu bất đồng trên nhiều chủ đề gai góc. "Phương Tây bị chia rẽ", Hill viết trong một bài báo được xuất bản vào ngày 16/1.
Theo Hill, căng thẳng giữa châu Âu và Hoa Kỳ đã nổ ra từ những năm trước. Nhưng tại thời điểm đó, những căng thẳng đó đa phần là chính trị, nhưng bây giờ “nó liên quan đến quan niệm và giá trị của liên minh xuyên Đại Tây Dương".
Hoa Kỳ và Eu ngày càng nhiều bất đồng |
“Donald Trump đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên phá hoại sự hội nhập của châu Âu, thay vì khuyến khích điều đó. Nhiều người châu Âu tin rằng những bất đồng của họ với Washington sẽ biến mất sau khi ông Donald Trump rời nhiệm sở”, tờ báo viết.
Tuy nhiên, tác giả bài báo nói thêm rằng sau một "tuần trăng mật" với ông chủ mới của Nhà Trắng, châu Âu sẽ lại thất vọng khi phát hiện ra rằng "một số bất đồng với Hoa Kỳ vẫn còn đó và phản ánh sự khác biệt về lâu dài.
"5 lý do cụ thể có khả năng chia rẽ Hoa Kỳ và EU trong những năm 2020, bất kể ai là tổng thống Mỹ", báo Hill nhận định.
Thứ ba, Nhà Trắng sẽ dần mất hứng thú với châu Âu để chuyển sang khu vực Thái Bình Dương.
"Thứ tư, do sự nổi lên của các cường quốc khác, khả năng Hoa Kỳ hoàn thành vai trò sen đầm quốc tế sẽ giảm đi", Hill viết và thêm rằng người châu Âu sẽ buộc phải liên kết với các quốc gia khác, bao gồm Nga và Trung Quốc.
Cuối cùng, châu Âu đã quen với việc không đồng ý mọi thứ với Washington trong những năm gần đây. Một số nước châu Âu đã bắt đầu xa lánh Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Sunday Times ngày 12/1/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, kêu gọi đất nước ông "đa dạng hóa" trong lĩnh vực quân sự để không còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Đối với Pháp, vào cuối năm 2019, Tổng thống Macron đã tỏ ra nghi ngờ về khả năng hoạt động của NATO và tố cáo rằng tổ chức này đã bị “chết não”. Ông Emmanuel Macron đặc biệt đã tố cáo sự thiếu phối hợp giữa Washington và các đồng minh, đặc biệt liên quan đến kẻ thù thực sự của họ.